Người mua hàng không có hóa đơn coi như không có bất kỳ bằng chứng nào về giao dịch được tiến hành. Do vậy, khi có sự cố xảy ra, mọi khiếu nại liên quang đến tranh chấp sẽ không có hiệu lực.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Hóa đơn bán hàng không đơn thuần là giấy tờ ghi giá trị của hàng hóa mà quan trọng nhất đó là bằng chứng chứng minh cho giao dịch mua bán của hai bên.
Nhưng thực tế mua bán hàng hóa hiện nay cho thấy, không phải khi nào người tiêu dùng cũng được cung cấp đầy đủ hóa đơn bán hàng. Hoặc trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng thậm chí còn không lưu trữ lại những hóa đơn đó. Do vậy, khi xảy ra bất kỳ vấn đề gì, bất lợi luôn đứng về phía người tiêu dùng.
Tại Cục cạnh tranh – Bảo vệ người tiêu dùng vừa qua tiếp nhận đơn xin giải quyết của trường hợp anh A (ngụ tại Hà Nội) có mua hàng là một chiếc tủ lạnh tại một siêu thị điện máy B (tại Hà Nội). Quá trình mua bán, nhân viên siêu thị chỉ đưa cho anh A những quyển tài liệu hướng dẫn sử dụng tủ lạnh
Anh A dùng tủ lạnh được 2 tháng (vẫn trong chế độ bảo hành) thì tủ có trục trặc. Anh A liên hệ với bộ phận siêu thị điện máy để bảo hành sản phẩm nhưng đã bị từ chối bởi sản phẩm không liên quan đến hàng hóa của siêu thị. Anh A lục tìm lại thì mới té ngửa khi mua bán, nhân viên giao dịch đã không đưa hóa đơn cho anh mà chỉ là những quyển tải liệu về hướng dẫn sử dụng.
Trường hợp của chị B gửi lên Cục và xin ý kiến tư vấn về việc sử dụng dịch vụ đó là ăn tối tại nhà hàng D. Trong phiếu thanh toán, nhà hàng cộng cả 10% thuế VAT nhưng người tiêu dùng trao đổi về vấn đề không lấy thuế nhưng nhà hàng đáp lại, mọi trường hợp dù có lấy hóa đơn đỏ hay không, người tiêu dùng luôn phải thanh toán 10% thuế.
Trong trường hợp này, Cục cho biết, nếu người tiêu dùng không lấy hóa đơn, nhà hàng đó chắc chắn sẽ không xuất hóa đơn và 10% thuế VAT đó nhà hàng sẽ hưởng mà không nộp vào ngân sách theo đúng quy định.
Cục bảo vệ Người tiêu dùng cho hay, không lấy hóa đơn, người dùng sẽ không được đảm bảo bởi không có bằng chứng về giao dịch hàng hóa, dịch vụ. Do đó khi xảy ra bất kỳ khiếu nại nào, những tranh cấp sẽ không được thực hiện. Lúc đó, cơ quan bảo vệ người dùng cũng khó khăn trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến đồ điệnt ử và các dịch vụ liên quan đến ăn uống.
Với mọi đơn vị không cung cấp hóa đơn bán hàng cũng là không minh bạch hóa, Nhà nước sẽ mất khoản thu từ không hóa đơn.
Do vậy, cơ quan bảo vệ Người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần bảo vệ quyền lợi của mình bằng việc mua hàng có đầy đủ hóa đơn. Người tiêu dùng là người mới có thể thay đổi thói quen lâu nay bị bỏ qua này. Hóa đơn chính là quyền lợi của người tiêu dùng trong mọi trường hợp khiếu nại, tranh chấp và chính là chính sách sau bán hàng của đơn vị.
Quy định hiện hành hiện nay là người bán hàng trên 200.000đ phải xuất hóa đơn và nếu nhỏ hơn 200.000đ nhưng người mua yêu cầu, người bán vẫn phải xuất hóa đơn.
Việc lấy hóa đơn bán hàng theo Bộ trưởng Bộ tài chính là cần thiết và phải tuyên truyền để người mua hàng có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng.
Giải pháp cũng đang được Bộ Tài chính áp dụng thực hiện với việc triển khai hóa đơn điện tử cùng nhiều biện pháp và đẩy mạnh tuyên truyền người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng.