Người dân Phú Yên lo ngại dịch bệnh phát sinh ở các lồng tôm hùm
Hiện nay, các ngành chức năng đã tiến hành xác định bệnh phát sinh trên tôm hùm là do vị khuẩn lạ tạo ra, đây là lần đầu loại vi khuẩn lạ này được phát hiện.
Sau cơn bão của cuối năm vừa rồi làm cho các vùng nuôi tôm ở xã Xuân Thịnh, Sông Cầu, Phú Yên thiệt hại nặng nề. Tiếp đó, các lồng tôm ở đây nhanh chóng được người dân tiến hành khôi phục lại với mật độ nuôi dày hơn, tới 24.000 lồng nuôi tôm hùm. Hiện nay, ở vùng biển của xã Xuân Thịnh xuất hiện rất nhiều lồng tôm tới độ mà không có khoảng không gian trống nào.
Nỗi lo dịch bệnh xuất hiện trên tôm hùm ở Phú Yên
Vào những ngày vừa qua thì người dân nuôi tôm ở đây đối mặt với dịch bệnh ở trên loài tôm hùm. Loại tôm hùm này bị thân đục và hư đường ruột, toàn thân đều đỏ ửng, bỏ ăn , thậm chí là chết nhanh. Có rất nhiều nơi nuôi tôm, tỷ lệ tôm bị chết đã lên tới nửa một nửa sau 2 tháng vi khuẩn lạ phát sinh.
Người nuôi tôm ở thôn Phú Dương, Xuân Thịnh, ông Phạm Văn Vinh cho biết: Loại tôm hùm ông nuôi tự nhiên chuyển sang màu đỏ và chết dần mà không cũng chưa có biện pháp nào để khắc phục điều đó.
Trước tình hình diễn biến phức tạp trên con tôm, Sở NN và PTNT ở tỉnh Phú Yên kết hợp cùng với cục Chăn nuôi và Thú y đã cử cán bộ có chuyên môn tới kiểm tra các vùng nuôi tôm đang bị nhiễm dịch bệnh để lấy mẫu trên tôm hùm bị bệnh và gửi tới trung tâm Thú y để tiến hành xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy tìm thấy loại vi khuẩn có tên là Vibro parahaemolitycus, vi khuẩn này lần đầu tiên có ở trên con tôm hùm.
Phó Chi cục trưởng của chục chăn nuôi và Thú y của tỉnh Phú Yên, ông Nguyễn Minh Phát cho biết rằng, loại vi khuẩn lạ, mới này xuất hiện nhiều trên tôm sú và tôm chân trắng mang tới bệnh hoại tử và gan tụy cấp khiến cho tôm chết nhanh.
Hiện chưa có thuốc trị vi khuẩn lạ này nhưng mà đã có biện pháp hạn chế được vi khuẩn phát bệnh bằng việc triển khai giải pháp về phòng ngừa. Đặc biệt, sử dụng các chế phẩm sinh học ở trong thức ăn của tôm để có thể ức chế được quá trình loại vi khuẩn phát bệnh và lây lan ở trên các con tôm hùm.
Thông thường, loại vi khẩu này xuất hiện khi thời tiết giao mùa. Vì thế phát hiện 1 vài con đang bị bệnh cần phải dừng loại thức ăn cho tôm, chọn các thức ăn chế biến từ biển khơi và ngâm trong thuốc tím, sau đó tiến hành trộn cùng chế phẩm sinh học và thức ăn theo tỷ lệ là 3-5g cho 1 kg thức ăn. Sử dụng loại chất kết dính để có thể bọc được thức ăn, cho ăn để có thể hạn chế được các bệnh bởi vi khuẩn gây ra.
Hiện tại thì tôm hùm ở xã Xuân Thạnh vẫn đang bị chết làm cho hộ nuôi tôm cảm t hấy lo lắng. Và trong thời điểm mà thời tiết thất thường, ngành thú y ở tỉnh Phú Yên đã kết hợp cùng địa phương đưa ra các hướng dẫn của người dân triển khai biện pháp về phòng tránh các dịch bệnh và khuyến cáo không nên di chuyển các lồng nuôi tôm để có thể hạn chế được các lây lan cũng như giảm thiểu các thiệt hại về sản lượng tôm.
Như vậy, hộ dân nuôi tôm ở Phú Yên cũng cân nên đề phòng, kiểm tra tôm thường xuyên để có biện pháp phòng tránh giúp tôm phát triển và tăng trưởng đều.
Xem thêm: