Giá bán cao nhưng chưa hẳn đã mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Đó là nghịch lý bấy lâu nay đã trở nên quá quen thuộc trên thị trường nông sản Việt suốt thời gian dài vừa qua. Kịch bản đó dường như cứ lặp đi lặp lại mà hầu như không có lối thoát.
Một ví dụ điển hình tại thị trường keo lá chàm, một loại gỗ rừng đang được trồng phổ biến và phát triển khá mạnh tại khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ. Thời điểm này, những người nông dân bắt đầu vào vụ thhu hoạch keo lá tràm và với mức giá bán ra thị trường tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với lợi nhuận ấy là thu nhập thực tế của người nông dân vẫn đang ở mức thấp.
Kéo lá tràm trồng tại vùng rừng núi đồi cao, sau khi khai thác xong cần một nguồn nhân lực rất lớn để có thể di chuyển toàn bộ sản lượng đến vùng đất bằng phẳng để tiếp cận với xe chuyên chở. Xe thô sơ vào được vùng đất này cần thêm một lần nhân lực bốc vác gỗ lên xe và trung chuyển ra ven đường, tập kết tại đó. Rồi khâu cuối cùng mới chính thức vận chuyển về nhà máy. Để sản phẩm đến nhà máy đã qua nhiều khâu, nhiều chặng. Mỗi khâu ấy là sự tốn kém. Do đó, dù mức giá nhà máy chế biến thu mua là 1.2 triệu đồng/tấn keo lá chàm nhưng tiền vào túi của nông dân khi bán tại rẫy chỉ được phân nửa.
Ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa là khu vực có diện tích trồng keo lá chàm tăng mạnh trong thời gian qua, lên tới hàng chục ngàn ha. Loại cây này dễ trồng nên nông dân không tính toán mà trồng tràn lan, cả những khu vực địa hình cách trở, thậm chí nhiều khu vực lấn cả vào rừng nguyên sinh. Như vậy, mặt trái của vấn đề đã được lộ rõ, người dân càng trồng keo lá chàm ở những vùng xa xôi cách trở, không thuận tiện về giao thông sẽ đồng nghĩa với mức chi phí khai thác vận chuyển càng tăng. Khi đó, dù mức giá keo lá chàm có tăng cao thì lợi nhuận của người dân thu về cũng không được là bao.
Nhiều nông dân trồng keo lo ngại vấn đề phát sinh chi phí trung chuyển nên đành chọn cách bán nguyên rẫy keo láo chàm cho các vựa thu mua. Tất nhiên, với cách bán này, giá không thể cao được bởi các vựa đã tính toán rất kỹ để phần lợi về mình. Như vậy, 1 ha người trồng keo có thể thu lợi được 60 triệu nhưng bán cho vựa thì chỉ còn p hân nửa, khoảng 35 triệu đồng.
Nhìn vào thực thế có thể thấy, chi phí khai thác, chi phí trung chuyển sản phẩm đã khiến keo lá chàm đội giá thành. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến vì sao giá bán keo lá chàm tăng cao nhưng thu nhập của người dân trồng keo chỉ ở mức lãi thấp. Xét toàn cục thì cho thấy người nông dân và nhà máy đều bất lợi. Chỉ có các vựa thu mua, được xem là thương lái ở giữa thu lời. Đây chính là điểm hạn chế nổi cộm với vô số mặt hàng nông sản của nước ta, nhất là khi vùng nguyên liệu xa nhà máy.