- Một năm khó khăn của ngành Điều nước ta
- Ngành cơ khí chế tạo Việt Nam mãi vẫn không “chịu” phát triển
- Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đang bị Thái Lan thâu tóm
Được biết đến là một đất nước Nông nghiệp, nền kinh tế nước ta phụ thuộc chủ yếu vào các ngành nghề Nông-Lâm-Ngư nghiệp là chủ yếu, tuy có một bề dày lịch sử, kinh nghiệm trồng trọt nhưng chúng ta lại không có điểm gì nổi bậc để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng so với các nước bạn
Những năm gần đây, chúng ta tận dụng những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng để phát triển ngành nông nghiệp. Mía đường là mặt hàng được nông dân các tỉnh thành tập chung phát triển, tuy nhiên trái với những kì vọng của người nông dân, ngành mía đường của ta không có tính khả thi, thậm chí hiện nay ngành mía đường là mặt hàng đang được bảo hộ cao nhất trong các ngành hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Ngành mía đường Việt Nam sẽ gặp bài toán khó khi tới đây hiệp định TPP được kí kết, cùng với đó thuế nhập khẩu đường giảm từ 80% xuống 5% vào năm 2018 theo cam kết hội nhập ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó lòng mà cạnh tranh được với các nước khác khi mà chúng ta yếu kém toàn diện từ khâu sản xuất, chế biến cho đến phân phối ra thị trường.
Hiện nay ngành mía đường Việt Nam được hưởng những ưu đãi và bảo hộ bằng các hàng rào kỹ thuật đặc biệt. Năm 2015 đường nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ở khoảng 81.000 tấn, chiếm 6% tổng nhu cầu sử dụng đường trong nước. Ngoài ra thuế suất ưu đãi trong hạn ngạch thuế quan (HNTQ) là 25% đối với đường thô và 40% đối với đường trắng. Trong đó thuế suất ngoài HNTQ là 80-100%.
Tuy nhiên những ưu đãi này sẽ không được duy trì mãi, năm 2018 theo hiệp ước mở cửa ASEAN, Việt Nam bắt buộc phải giảm mức thuế nhập khẩu cho mặt hàng mía đường từ 80% xuống chỉ còn 5%. Khi hiệp ước này được áp dụng cũng là lúc ngành mía đường đối mặt với những khó khăn nhất định khi mà mặt hàng mía đường của Thái Lan sẽ ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam. Khi đó chắc chắn những sản phẩm chất lượng của Thái Lan sẽ chiếm lĩnh và có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường Việt Nam.
Dù đã được đầu tư và cải thiện phần nào nhưng nhìn vào mảng chế biến của chúng ta chỉ thấy có khoảng hơn 1/3 số doanh nghiệp của ta có sự đầu tư về máy móc tiên tiến, hiện đại, dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, còn lại đa phần các doanh nghiệp còn lại là sử dụng những nhà máy, công xưởng thô sơ, công nghệ lạc hậu, tay nghề thủ công.
Mảng chế biến là như vậy,còn mảng canh tác thì như thế nào?. Đây được xem là một yếu tố cực kì quan trọng nhưng không quá khó khăn nếu chúng ta biết đầu tư. Để ra được những sản phẩm chất lượng cần phải lựa chọn những giống cây trồng tốt. Nhưng trái lại nhìn vào mảng canh tác thì thấy đa phần giống mía của ta không được đầu tư nên năng suất cho ra rất thấp mới chỉ được 47,6 tấn/ha trong khi năng suất bình quân trên thế giới là 65,3 tấn/ha.
Đứng trước tình hình như vậy, nếu chúng ta không có những biện pháp giải quyết và có những chính sách đột phá để thay đổi những quy cũ thì không sớm thì muộn ngành mía của ta không thể cạnh tranh lại các nước như Lào, Campuchia chứ đừng nói gì đến các nước trên thế giới
Bên cạnh đó, nếu chính phủ và các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành không có những quy hoạch và tình toán cụ thể thì đến năm 2018 nhiều khả năng ngành mía đường Việt Nam sẽ bị thâu tóm trước đối thủ Thái Lan và mất trắng thị trường trong nước trước đối thủ lớn mạnh này.
Lý do, hiện nay các mặt hàng tiêu dùng có hai kênh phân phối chủ yếu tới tay người tiêu dùng là kênh siêu thị và kênh bán lẻ khác. Để mặt hàng của các doanh nghiệp mía đường Việt Nam xâm nhập vào kênh siêu thị đòi hỏi các mặt hàng đó phải thực sự chất lượng, trong khi đó thì những sản phẩm của chúng ta còn một số hạn chế về chất lượng cũng như màu sắc, độ ngọt của đường. Ngoài ra kênh phân phối siêu thị rất tốn kém, các siêu thị thường yêu cầu tỉ lệ chiết khấu khá là cao (10-20%). Còn đối với kênh phân phối bán lẻ khác thì đã bị các doanh nghiệp nước ngoài mua lại gần hết, các doanh nghiệp nước ngoài đang từng bước dọn đường để thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam.
Kieutruc