- Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đang bị Thái Lan “thâu tóm”
- “Đông Nam Á” đế chế mới của ngành công nghiệp dệt may
- Biện pháp phòng vệ tạm thời trong ngành thép đã được thông qua
- Ngành khai thác khoáng sản “trốn thuế”
Tính đến nay ngành cơ khí chế tạo Việt Nam đã có hơn 15 năm tuổi nghề, song chúng ta vẫn chưa thấy được bước chuyển mình phát triển của ngành này
Trên thực tế chúng ta vẫn chưa có thể tự thân mình vận động chế tạo ra được những sản phẩm mang tính chất lượng để cạnh tranh với quốc tế, năm này qua năm khác chúng ta cũng chỉ mới nhận hàng về gia công và lắp ráp
Những cơ hội có sẵn
Nền kinh tế của Việt Nam đang hội nhập với toàn thế giới, từ những hiệp định, hiệp ước kí kết thương mại quốc tế tạo điều kiện để Việt Nam đón chào hàng loạt những doanh nghiệp lớn và nhỏ trên toàn thế giới ồ ạt đầu tư vào. Đây là cơ hội mà đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp ngành cơ khí trong nước. Nếu chúng ta biết đổi mới và cải cách, chắc chắn ngành cơ khí Việt Nam sẽ có cơ hội chuyển mình vươn lên hàng đầu
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, Việt Nam là một nước đang có rất nhiều lợi thế so với các nước trong khu vực để phát triển ngành cơ khí. Chúng ta là một đất nước được thiên nhiên ưu ái ban cho một nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào, có vị trí địa lí thuận lợi, là nơi giao thương của cửa ngõ kinh tế Đông Nam Á, khí hậu ôn hòa, không quá khắt nghiệt, tình hình an ninh chính trị ổn định
Bên cạnh đó nhờ kí kết hiệp định thương mại (TPP), đã mang lại cho chúng ta nhiều hợp đồng xuất khẩu tương đối lớn. Nhiều dự án nhà máy thép đã và đang được triển khai đầu tư như luyện thép Fomusa 7,5 triệu tấn/năm, thép Nghi Sơn 7 triệu tấn/năm…
Đánh giá về những cơ hội của Việt Nam, ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cũng cho rằng, với tất cả những lợi thế như trên Việt Nam đang là nước có được những ưu đãi để phát triển ngành cơ khí, chế tạo và sản xuất ra nhiều sản phẩm có chức lượng toàn cầu
Giáo sư, tiến sỹ Võ Thanh Thu, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, mặc dù hiện nay Việt Nam đang có được những lợi thế như vậy, song chúng ta cần có kế hoạch để nắm bắt hiệu quả các cơ hội đó. Để thực sự giúp ngành cơ khí Việt Nam nắm bắt được cơ hội này thì các cơ quan chính phủ ta phải chủ động trong việc thu hút đầu tư có chọn lọc kĩ càng, không nên ồ ạt kí kết hợp đồng. Bên cạnh đó chúng ta phải có biện pháp cải tiến môi trường kinh doanh, đầu tư giáo dục nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, chú trọng phát triển, đãi ngộ nguồn nhân lực có tay nghề kĩ thuật cao.
Nhờ hiệp định TPP, Việt Nam sẽ là cửa ngõ cho sản phẩm của các nước liên khu vực có cơ hội giao thiệp với nhau
Theo JETRO, nắm bắt được thông tin này, cho nên hơn 66% doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn đầu tư vào Việt Nam và có kế hoạch mở rộng kinh doanh. JETRO đã liên tục cử các đoàn khảo sát đầu tư sang Việt Nam.
“Là một nước đi trước và có thể xem rằng đã đạt được một số thành công nhất định trong ngành nên chúng tôi đang xem xét việc lựa chọn 1.600 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản để hỗ trợ các nước đang phát triển cải tiến nâng cao chất lượng các mặt hàng sản xuất và cả phi sản xuất, nhờ sự hợp tác này tôi tin số lượng các hợp đồng sẽ không ngừng gia tăng trong thời gian tới” ông Atsusuke Kawada cho biết.
Trên thực tế, nhiều năm qua các công ty đa quốc gia đã dần dần chuyển sang xu thế đầu tư và hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia,…
Đi đầu trong xu hướng đó là tập đoàn điện tử Samsung với 5,7 tỷ USD vốn đầu tư, hãng điện tử LG Electronics với hơn 1,5 tỷ USD, Foxconn, Canon, Microsoft cũng tiến hành kế hoạch đầu tư tại Việt Nam với hàng tỷ USD. Điều này sẽ góp phần nào đó giúp cho ngành cơ khí Việt Nam phát triển nếu chúng ta biệt tận dụng và học hỏi trình độ công nghệ kĩ thuật hiện đại của họ.
Kiên quyết từ chối các dự án đầu tư có công nghệ thấp
Theo giáo sư, tiến sỹ Võ Thanh Thu, đứng trước những lợi thế và cơ hội như thế, làm thế nào để Việt Nam tận dụng hiệu quả nó cũng là một bài toán cần đặt ra trước tiên vì song song với những cơ hội luôn là thách thức đi kèm.
Bởi lẽ, về cơ bản, Việt Nam vẫn đang còn lay hoay với những đơn hàng nhận gia công và lắp ráp từ các nước khác. Như vậy chúng ta vẫn chưa có biện pháp và chính sách đột phá để phát triển ngành cơ khí chế tạo.
Theo báo cáo trình độ và năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp hơn các nước trong khu vực,cụ thể tỷ lệ nội địa hóa chỉ ở mức 30%, trong khi đó Trung Quốc (64%), Thái Lan (53%), Malaysia (42%),…
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng thừa nhận ngành cơ khí Việt Nam đã ra đời hơn 15 năm, song ngành này vẫn chưa gặt hái được nhiều thành công như mong đợi bởi nhiều lí do, song lí do chủ quan vẫn là chúng ta còn hạn chế trong tay nghề, mặc dù có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng lại không có, thiếu hụt nhân công có trình độ tay nghề cao, chủ yếu là tay nghề phổ thông.
Với trình độ tay nghề còn non yếu, chúng ta chủ yếu nhận hàng gia công, sơ chế và lắp ráp, thua xa với các nước trong khu vực như Thái Lan, Lào, Campuchia,… Còn những mặt hàng sản xuất linh kiện điện tử, phụ tùng lại chưa đủ chất lượng để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Theo số liệu báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), năm 2014, bình quân giá trị gia tăng hàng công nghiệp/người của Việt Nam là 245 USD, trong khi mức bình quân của 10 nước ASEAN là 1.958 USD và bình quân 6 nước ASEAN là 2.708 USD
Như vậy từ số liệu báo cáo như trên ta có thể thấy được Việt Nam chỉ đạt được 13% trung bình so với các nước trong khu vực ASEAN.
Điều này cũng cho thấy mặc dù có được những thuận lợi và cơ hội nhất định, ngành cơ khí cũng chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng xuất khẩu song giá trị từ ngành này đem lại rất thấp, không có đóng góp nhiều cho nền kinh tế nước nhà
Cũng theo ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, chúng ta cần sớm có những biện pháp và chính sách áp dụng để phát triển ngành cơ khí Việt Nam. Điều quan trọng là chúng ta phải có một hệ thống chính sách đồng bộ và quy hoạch cụ thể về phát triển cơ khí. Đồng thời khi có những chính sách thu hút vốn đầu tư chúng ta cần chọn lọc đối tượng, lựa chọn những tập đoàn có trình độ công nghệ cao, quy trình sản xuất hiện đại, phát triển đồng thời phải có biện pháp bảo vệ môi trường. Phải kiên quyết từ chối những doanh nghiệp nhỏ, trình độ còn non yếu, giá trị gia tăng thấp, tác động xấu đến tài nguyên môi trường của nước ta.
Theo ông Đào Phan Long, thay vì ôm đồm sản xuất mọi mặt hàng của ngành cơ khí thì các doanh nghiệp nên lựa chọn một mặt hàng chủ chốt để chú trọng đầu tư sản xuất đem lại hiệu quả cao nhất
Khi lựa chọn mặt hàng đầu tư cần phải nhạy bén nắm bắt thị trường để lựa chọn được những mặt hàng tiêu biểu mà thị trường đang cần. Một trong những mặt hàng cơ khí là thế mạnh của Việt Nam như đóng tàu, kết cấu thép,…các doanh nghiệp cần bố trí và ưu tiên cơ sở vật chất cũng như nhân lực để phát triển hơn nữa
Cùng với đó là mục tiêu đáp ứng được 45-50% nhu cầu tiêu thụ trong nước vào năm 2020, đáp ứng 60% vào năm 2030, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng chỉ đạo các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư lớn mạnh vào các mặt hàng như máy động lực, cơ khí phục vụ nông, lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, cơ khí đóng tàu, thiết bị điện-điện tử và cơ khí ô tô
Đồng thời chúng ta cần biết tận dụng triệt để lợi thế mà các hiệp ước đem lại để chúng ta có cơ hội nhận được sự đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia trên toàn thế giới. Từ đó các doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp thu được trình độ công nghệ hiện đại mà họ đem lại.
Kieutruc