Con số doanh thu nghìn tỷ được nhiều ngân hàng công bố, kéo theo đó không ít người “đồn đoán” lương nhân viên ngân hàng sẽ rất cao. Thực tế có như mơ?
Áp lực thời gian
Chị Hương, phụ trách truyền thông của một ngân hàng hạng trung tại Hà Nội chia sẻ, chị đã công tác tại đơn vị hơn 10 năm sau khi ra trường.
Hồi đầu mới vào làm, chị không ngừng nỗ lực để đạt thành tích, rồi tiếp tục phấn đấu lên cấp quản lý và khi đạt được vị trí đó thì việc nhiều không ngớt. Chưa bao giờ từ hồi đi làm chị ra khỏi cơ quan trước 9h. Chính bởi thế mà dù đã qua tuổi “băm” nhưng chị vẫn một mình.
Chị Dung, nhân viên một ngân hàng cũng tại Hà Nội chia sẻ, chị lập gia đình có cậu con trai 3 tuổi nhưng chẳng có thời gian chăm chồng con.
Chi cho biết sáng nào cũng đều răm rắp 8 giờ phải có mặt và về nhà sau 8h tối. Ăn được bữa cơm tối lúc nào cũng phải 9h. Từ khi con 6 tháng tuổi đến giờ chưa ngày nào cho con ăn được bữa cơm đàng hoàng vì về muộn.
Nỗi khiếp sợ KPI
Đó là chỉ tiêu công việc gây ám ảnh khiếp sợ mà nhân viên ngân hàng phải gánh chịu.
Nam, một nhân viên tín dụng tại ngân hàng top đầu cho biết, do mới ra trường, ít kinh nghiệm nên đi làm thời gian ngắn cũng khiến Nam stress nặng. Từ KPI, quy trình, nghiệp vụ… khiến ngủ Nam cũng mơ đi bán thẻ, mở thẻ. Lúc nào cũng chỉ muốn nghỉ việc.
Cố gắng thêm một thời gian nữa để lấy kinh nghiệm và Nam biết rằng dù có chuyển ngân hàng nào thì vẫn phải KPI. Trừ khi không làm ngành này, nghĩ đến là Nam muốn trầm cảm.
Những ngân hàng cổ phần nhỏ cũng chịu áp lực nặng nề không kém. Hoàng, một giao dịch viên tại chi nhánh ngân hàng quận tại ngân hàng nhỏ cho biết không chỉ có chỉ tiêu bút toán mà còn có chỉ tiêu bán hàng như bảo hiểm, thẻ, huy động tín dụng…
Về huy động, Hoàng được giao chỉ tiêu 4 tỷ, còn thẻ tín dụng mở 5 và bảo hiểm 60 triệu mỗi tháng. Ấy thế nhưng Hoàng chỉ đạt 500 triệu nên con số chỉ tiêu khá xa vời.
Chỉ tiêu chẳng chừa ai, không chỉ nhân viên mà cấp trưởng phòng, kể cả thành viên ban giám đốc hay thành viên hội đồng quản trị cũng bị giao.
Thu nhập có như “đồn đoán”?
Áp lực là vậy nhưng thu nhập và ổn định của nhân viên ngân hàng đã rõ trong bối cảnh không ít ngành khác đã có hàng triệu lao động phải nghỉ việc.
Tuy nhiên chẳng phải vị trí nào, nhân viên nào cũng có thu nhập mấy chục triệu như báo chí đưa tin, Bình một nhân viên ngân hàng chia sẻ.
Với mỗi vị trí khác nhau tại ngân hàng, nhân viên sẽ nhận mức lương khác nhau tương ứng với kỹ năng làm việc.
Tại vị trí giao dịch viên đòi hỏi giao tiếp, ngoại hình, cẩn thận, không mấy áp lực nên mức lương trung bình 7-8 triệu đồng/tháng.
Vị trí quan hệ khách hàng mức lương 10-15 triệu, tương đương đó là áp lực cao hơn. Đó là ngoại hình, giao tiếp, kiến thức đễ tư vấn hỗ trợ khách hàng các dịch vụ.
Chuyên viên phân tích tài chính thì mức lương 15-30 triệu đồng nhưng trình độ chuyên môn phải cao siêu.
Ngoài ra là các khoản lương theo KPI, thưởng cuối năm… Nói chung mức lương tương xứng với công sức và năng lực bỏ ra chứ cũng không dễ dàng như đồn đoán.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Nghêu Việt chiếm lĩnh thị trường châu Âu