Trong 6 tháng đầu của năm 2022, việc xuất khẩu tôm đã đạt được 2,3 tỷ đô, so với cùng kỳ của năm trước đã tăng lên 33%. Ước tính cả năm sẽ đạt được 4 tới 4,5 tỷ đô xuất khẩu tô, Như vậy, liệu xuất khẩu ngành tôm đạt được mục tiêu đã đề ra 8 hoặc 10 tỷ USD khi đến năm 2025 không.
Trong hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành tôm Việt Nam” đã được tổ chức vào ngày 6/2/2017 tại Cà Mau đã đưa ra định hướng cũng như giao nhiệm vụ phấn đấu tới năm 2025, việc xuất khẩu tôm cần đạt được 10 tỷ đô.
Khi nói tới mục tiêu này, tổng thư kỳ VASEP, ông Đình Hòe đã cho biết, khi đó thì VASEP cũng đã xin ký kiến mục tiêu 10 tỷ đô là khó thực hiện, nhưng xuất khẩu tôm 8 tỷ đô là có thể được.
Vào năm 2022, việc xuất khẩu tôm đã ước tính đạt được hơn 4 tỷ đô. Như vậy là còn thiếu khoảng 3,5 tỷ đô nữa mới có thể đạt được mục tiêu 8 tỷ đô như đề nghị, còn theo mục tiêu do chính phủ đề ra thì thiếu khoảng 5,5 tỷ đô.
Ở trên thế giới có 4 nước sản xuất, xuất khẩu tôm gòm có như Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam, Indonesia.
Ecudor đứng đầu ở trên thế giới đối với sản xuất cùng hơn 1 triệu tấn tôm nguyên liệu cho 1 năm, nhưng chỉ xuất khẩu tầm 5 tỷ đô. Trong đó, nước ta chế biến, xuất khẩu 900 ngàn tấn tôm 1 năm.
Nếu muốn xuất khẩu khoảng 10 tỷ đô, Việt Nam cần phải tăng sản lượng sản xuất tôm lên gấp đôi, thị phần cần tăng gấp 3 lần. Trong khi nhu cầu về tiêu thụ tôm ở trên thế giới tăng khoảng 5% cho năm.
Hiện nay, Việt Nam đang là nước chiếm ưu thế, dẫn đầu trên thế giới nhưng mà thị phần tôm nguyên liệu giá trị gia tăng không thể cứ mãi tăng cao được. Công nghệ chế biến tôm giá trị gia tăng đã không còn phức tạp nên ở Ấn Độ cũng đang tập trung, sắp tới thì Việt Nam rất có thể cạnh tranh với cả tôm của Ấn Độ.
Vì thế, để có thể đạt được mục tiêu về xuất khẩu khoảng 10 tỷ đô tôm sẽ không dễ chút nào bởi còn 3 năm nữa tới 2025. Ngành cần phải phấn dấu được con số 8 tỷ đã cảm thấy hụt hơi.
Bên cạnh đó, ông Hòe cũng cho biết thêm, ngoài thị trường xuất khẩu cần tính tới thị trường 100 triệu dân ở trong nước, nhu cầu cho các ngành khách sạn, nhà hàng, du lịch… đang tiêu thụ một lượng tôm không hề nhỏ.
Với sự tăng trưởng đối với thị trường tôm nguyên liệu ở nội địa đối với mặt giá trị, nhanh hơn so với cả tốc độ tăng trưởng của việc xuất khẩu. Do đó, khi tổng giá trị ngành tôm cần cộng 2 thị trường vào trong chuỗi giá trị của ngành tôm, không cần phải tách bạch như thời gian hiện nay.
3 nước tôm lớn đang chia nhau 50% thương mại trên toàn cầu
Thương mại xuất khẩu tôm trên toàn cầu đang có khoảng 30 tỷ đô, mức tăng trưởng trong năm là 5%. Trong 4 nước tham gia thì Việt Nam, Ecuador, Indonesia và Ấn Độ, lợi thế vẫn chưa nghiêng hẳn về bên nào.
So với Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador lợi thế về tổ chức sản xuất hạ tầng, công nghệ, nuôi tôm tập trung nên có giá thành rất cạnh tranh. Riêng với Ấn Độ lại có cả nguồn nguyên liệu đa dạng để làm thức ăn cho tôm.
Hiện nay, Ecuador và Ấn Độ đã xuất khẩu 5 tỷ USD cho 1 năm, còn Việt Nam đã xuất khẩu khoảng hơn 4 tỷ đô cho 1 nam, phấn đấu khoảng 5 tỷ đô. Hiện 3 nước này chia nhua nửa thương mại xuất khẩu ở trên toàn cầu.
Yếu tố then chốt để quyết định tới ngành tôm phát triển chính là cần được sự đầu tư phù hợp và đúng lúc, kịp thời và đồng bộ từ phía chính phủ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch về xúc tiến thương mại, sản phẩm tôm đạt tiêu chuẩn, mở mới dược thị trường mới giúp tôm của Việt Nam phát triển, có vị trí ở trên thị trường.
Nguồn: Tổng hợp
- Nhờ EVFTA, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Eu tăng lên 50%
- Xuất khẩu tôm: Doanh nghiệp chế biến đói các nguyên liệu nhưng đơn hàng tăng mạnh
- Dự báo xuất khẩu tôm vào năm 2022 đại thắng, cao hơn 10% so với năm trước