Giá mía rớt thê thảm, không có người thu mua, chưa vụ mía nào tại Quảng Ngãi lại “đắng” như vậy khi người nông dân phải “mời” thương lái đến ruộng cho mía để rọn ruộng cho vụ mùa sắp tới.
Bà Tỉnh ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, năm này đã ngoài 70, cái tuổi lẽ ra cần được nghỉ ngơi dưỡng già thì bà vẫn ngày ngày gồng gánh cuốc cày trồng một sào mía để dành tiền cho tuổi già sau này. Mía đã vào mùa
thu hoạch cả tháng nay nhưng bà Tỉnh chờ hoài mà không có thương lái đến thu mua, ruộng mía của bà đã trổ cờ. Chẳng còn cách nào, để dọn mía cho kịp chuẩn bị đất vụ sắn mới, bà phải gọi thương lái vào cho mía để họ mang đi.
Bà Tỉnh chua xót thở dài, mía để không ai hỏi mua, đành cho họ để dọn đất cho vụ sắn mới chứ đốn bỏ đi cũng lại mất công. Vì bà cao tuổi lại neo đơn nên thương lái mới vào nhận chứ các hộ gia đình khác mời gọi thương lái đến cho cũng không ai lấy, lại phải đốt để dọn đất vụ mới.
Gia đình bà Cúc ở Sơn Tịnh cũng lâm cảnh tương tự, bà ngậm ngùi chia sẻ, năm trước, dù giá mía rẻ chỉ 1.1 triệu đồng/tấn nhưng 5 sào cũng thu được 25 triệu đồng. Còn năm nay vụ múa đến kỳ thu hoạch mà chẳng có ai hỏi mua, cho cũng không ai lấy nên đành đốt bỏ.
Cùng tình cảnh đó, hàng chục hộ dân trên địa bàn cũng phải đốt mía để dọn đất, chuẩn bị đất cho cây trồng khác vụ mới.
Nhiều năm trước, mía là cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân Quảng Ngãi, Họ gia đình trồng mía nào cũng có cuộc sống khá giả. Thế nhưng năm nay thực sự trở thành mùa mía “đắng” khi mía không có người thu mua, nhiều người nợ nần chồng chất, lâm cảnh trắng tay vì đầu tư vào mía.
Ông Chánh, một trong những thương lái buôn mía nhiều năm qua chia sẻ, những năm trước đây mía bán đều được giá, thông thường từ 1.5-2 triệu đồng/tấn mía. Năm ngoái giá mía bắt đầu hạ thấp xuống 1.1 triệu đồng/tấn nhưng mỗi sào bà con nông dân vẫn thu được 5 triệu đồng/tấn. Do vậy bà con tiếp tục đầu tư trồng mía. Thế rồi năm nay mía rớt giá thê thảm, mức giá giảm thấp hơn nửa so với năm trước mà thương lái còn không muốn mua, đến cho thương lái cũng không lấy. Bởi công vận chuyển, thuê nhân công cũng quá tiền chuyển mía đến nhà máy để bán nên cho còn không ai muốn lấy.
Những năm trước, ông Chánh thường mua mía cho nông dân giá từ 1.5 – 2 triệu/sào nhưng năm nay nông dân cho ông cũng không lấy vì chở đến nhà máy là lỗ. Tính tổng tất cả nhân công và phí vận chuyển đến nhà máy đã mất 660.000/tấn nên dù nông dân có cho mía cũng không dám lấy.
Trước đây để khuyến khích bà con trồng mía lấy nguyên liệu sản xuất, nhà mấy đường Phổ Phong tạm ứng cho mỗi hộ nông dân đầu vụ 1 triệu đồng/sào để nông dân mua phân bón và giống ngọn mía. Cuối vụ nhà máy thu mua và trừ vào khoản tiền đã mượn. Nhưng năm nay mía bán không được, người nông dân đã phải ngậm ngùi đi vay nợ để trả lại khoản vay đầu vụ cho nhà máy.