Cuối năm, bà con đều mong chờ vào một mùa thu hoạch cafe với giá tăng cao nhưng đột ngột những cơn mưa bất thường trái mùa ập đến đã khiến hầu hết diện tích trồng cafee Tây Nguyên đều sụt giảm năng suất. Một mùa cafe không ngọt ngào đã đến với bà con nông dân nơi đây.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Giá cafe tăng cao nhưng nông dân vẫn buồn
Cư M’gar đã vào vụ thu hoạch cafe. Năm nay giá cafe tăng cao nhưng người trồng cafe nơi đây với gương mặt chẳng mấy niềm vui. Một chủ vườn chia sẻ về nguyên nhân nắng hạn kéo dài đến đúng lúc thu hoạch rộ thì gặp mưa bất thường và lúc cafe đang cho trái đã khiến năng suất thụt giảm đáng kể. Trung bình sản lượng năm nay đã giảm hẳn, năm ngoài vườn cho 5 tấn cafe thì năm nay chỉ giảm còn 3 tấn.
Dải đất Tây Nguyên những tháng đầu năm 2016 bị nắng hạn gần như thiêu đốt. Chủ vườn cafe quý nước như vàng để dành dụm tưới cho vườn cafe. Giữa năm, cafe ra hoa kết trái nhưng chưa kịp vui mừng thì những cơn mưa dầm dề ập xuống. Tổng diện tích cafe toàn Cư M’gar đạt khoảng 37.500ha nhưng năng suất chỉ cho 2 tấn/ha. Phòng Nông nghiệp huyện cho biết có đến 16.000ha cây cafe bị khô héo.
Vào mùa thu hoạch cafe, người dân Tây Nguyên huy động toàn bộ nhân lực trong gia đình và phải thuê thêm nhân công vùng khác. Nhiều nơi có sự hỗ trợ của lực lượng coogn an, bộ đội biên phòng… Mùa năm nay, giá cafe tăng đến 40.000đ/kg, cao hơn nhiều so với vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, thời tiết bất thường đã khiến năng suất sụt giảm đã là nỗi buồn cho người nông dân. Cộng thêm giá nhân công ngày càng, phân bón chăm sóc cũng nhiều nên dù đuợc giá cao cũng chẳng thể khiến người nông dân nơi đây vui được.
Biện pháp giảm rủi ro cho người trồng
Tình hình thời tiết ngày càng cực đoan, mùa khô năm nay cũng khá phức tạp. Do vậy, việc chăm sóc cây cafe sau thu hoạch vô cùng quan trọng. Các chuyên gia đưa ra các biện pháp khuyến cáo người trồng cần chăm sóc cafe tốt đúng quy hoạch, quy trình.
Cafe sau thu hoạch cần thời gian để phân hóa mầm hoa (hay còn gọi là siết nước) mới có thể cho tỷ lệ đậu quả cao. Đợt tỉa cành sau thu hoạch là đợt tỉa cành cơ bản, quan trọng trong năm. Mọi cành khô, cành sâu, cành tổ quạ, cành chân vịt, cành còi, cành già, cành sát đất, cành thứ cấp quá dày… đều cần tỉa bỏ ngay sau thu hoạch. Kỹ thuật tỉa cành cần hết sức cẩn thận, cắt ngọt, không để vết xước cành. Vị trí cắt chính xác cũng quan trọng để cho cây dồn sức nuôi quả, cho dinh dưỡng cao, năng suất cao.
Phân bón lúc sau tỉa cành là yếu tố quan trọng. Sau thời gian dài, mọi dưỡng chất cây đã dành cho quả, giờ đây cần được phục hồi bởi dưỡng chất suy kiệt. Chúng cần được bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Phân đạm là dưỡng chất cần thiết hàng đầu cho cafe tăng trưởng trong mùa khô hạn. Chúng giúp cafe có lực để ra hoa, kết trái. Thiếu đạm, cành lá không phát triển, cây cằn cỗi không cho năng suất cao. Phân lân cho mầm hoa đơm trái. Thiếu lân, tỷ lệ quả đậu thấp, cho sản lượng thấp. Do vậy, mùa khô cằn cần bón những loại phân dễ tan. Kali trong thời điểm này vừa giúp đậu quả lại giúp cây chống lại sâu bệnh và tăng sức đề kháng cho cây trước thời tiết bất thường. Thiếu kali khiến lá và hoa chính ép, rụng sớm, nguyên nhân dẫn đến sản lượng thấp.
Ngoài ra, các dưỡng chất vi lượng khác cũng cần thiết cho cây cafe và đặc biệt là kết hợp sử dụng thuốc trừ sâu phòng và bệnh hiệu quả cho mùa cafe không còn là nỗi buồn với bà con nơi đây.