Dù giá thành cao gấp 3-4 lần so với nhiều loại ra khác nhưng rau rừng được nhiều người săn lùng, đặt mua. Đảm bảo cho độ tươi ngon của rau, các thương lái cho rau vận chuyển bằng đường hàng không hoặc đường ô tô để tiêu thụ ra Hà Nội.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Không bày bán ngoài chợ, rau rừng chỉ bán theo đơn hàng đã đặt sẵn tại các cửa hàng thực phẩm sạch. Đặc sản của thiên nhiên, rau rừng mọc ở ven rừng, ven suối, vách đá nên giá của chúng rất cao, số lượng cũng không nhiều. Muốn mua ăn thường xuyên, người mua phải đặt hàng và vài hôm mới có.
Rau rừng “bay” ra Hà Nội
Một đầu mối buôn rau khu vực Hà Đông, anh Minh, chia sẻ với chúng tôi, nhiều loại rauu rừng được ưa chuộng hiện nay như: ngót rừng, bò khai, cải mèo, rau lủi, ra dớn… Chúng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Yên Bái, Lào Cai và các tỉnh Thanh Hóa, Tây Ninh…
Một số loại mọc quanh năm nhưng một số chỉ mọc theo mùa. Thời điểm tháng 6 đến tháng 9, nhiều mưa nên thuận lợi cho rau rừng phát triển, mọc nhiều, giá đỡ hơn chút ít. Trung bình giá rau mùa này từ 50.000đ-200.000đ/kg. rau bò khai giá 110.000đ/kg; mầm đá Sapa giá 80.000đ/kg; ngót rừng giá 90.000đ/kg.
Rau rừng thương có hương vị lạ đặc trưng, ngon miệng và đặc biệt sạch nên nhiều người ưa chuộng. Nhiều gia đình bỏ cả tiền triệu để đặt mua về ăn dần. Trung bình, cửa hàng của anh Minh bán được từ 40-50kg rau mỗi ngày, cao điểm có thể lên đến hàng tạ, nheieuf quán ăn cao cấp Hà Nội đặt mua.
Anh Minh chia sẻ: “Nhiều quán ăn chuyên đặc sản rau rừng nên họ đặt tiêu thụ lớn. Để tìm được nguồn hàng chuẩn rất khó vì nhiều nơi đã thử nghiệm trồng những loại này”.
Chủ cửa hàng thực phẩm sạch tại Thái Thịnh, Hà Nội chia sẻ, loại rau này bán chạy, về đến đâu, hết ngay đến đó. Nhưng không có hàng thường xuyên. Chủ cửa hàng cho hay: “Rau rừng chúng tôi đặt là hái tự nhiên nên số lượng rất khiêm tốn. Chúng tôi gom đơn và đặt về đầu mối. Đảm bảo độ tươi, rau sẽ ra Hà Nội bằng đường hàng không. Các tỉnh mến núi như Lào Cai, Hòa Bình… rau gửi bằng ô tô khách”.
Cháy hàng liên tục
Trong nhiều loại rau bán ở cửa hàng thực phẩm sạch, mầm đá Sapa được ưa chuộng. Rau này từ vùng núi Tây Bắc, có hình thù giống cải ngồng nhưng to hơn, ít lá, mọc thành nhánh cây. Vị ngọt của cây rất đặc trưng.
Rau mầm đá không có nhiều, mọc trên các đỉnh núi cao, rộ mùa vào tháng 11 đến tháng 3. Vì độ quý hiếm này mà chúng có giá khá đắt đỏ, từ 80.000đ-150.000đ/kg và phải đặt mới có hàng. Vì đặc trưng khí hậu nên rau này không có nhiều, có hôm khách đặt số lượng lớn nhưng cũng không đủ để cung cấp, chủ cửa hàng phố Thái thịnh cho hay.
Không chỉ đặt mua rau rừng về ăn, nhiều người còn mua rau để làm quà tặng cho Sếp, cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Mỗi giỏ rau rừng được sắp xếp có giá từ 300.000 – 500.000đ/giỏ tùy loại rau và số lượng. Nhiều chủ hàng cho biết thời điểm này rau khá rẻ bởi sẵn hàng. Mùa lạnh thời thiết khắc nghiệt thì ít hàng hơn nên giá cao gấp nhiều lần.
Ngoài vùng Tây Bắc, rau rừng ở khu vực Tây Ninh, An Giang như kim thất, lá lốt, hồng ngọc, cải trời, cát lồi, ngành ngạnh, càng cua, xà lách xoong núi… được nhiều người ưa chuộng. Những món rau rừng này thích hợp món cuốn, ăn kèm bánh xèo, món lẩu. Đầu mối buôn rau rừng tại Hà Nội chia sẻ, ngày cao điểm bán được hàng tạ rau cho khách lẻ và nhà hàng.
So với các rau hàng ngày, rau rừng hấp dẫn bởi hương vị lạ đặc trưng và rất tươi ngon, đặc biệt là mọc tự nhiên không thuốc. Chị Hương tại Cầu Giấy cho hay, gia đình chị là “tín đồ” của rau rừng, tuần nào nhà chị cũng phải mua vài kg về ăn.
Chị Hương chia sẻ: “Gia đình tôi thích vị ngọt ngọt, đắng đắng của rau rừng. Giá có đặt nhưng thỉnh thoảng ăn nên vẫn chi trả được. Rau ăn không chỉ lạ miệng mà còn là vị thuốc chữa bệnh”.
Cùng với đó, bác Mai tại Hoàng Mai cho hay, bác thích rau rừng ở ưu điểm sạch, mọc tự nhiên nên chất lượng. Bác chia sẻ, bác thích các loại rau rừng khu vực Tây Ninh vì vị lạ, đặc trưng, rất hợp vị với món cuốn, lẩu. Tháng nào nhà bác cũng tổ chức 1-2 buổi tiệc lẩu hoặc cuốn từ những món rau rừng này.