- Ngành cơ khí chế tạo Việt Nam mãi không “chịu” phát triển
- Các doanh nghiệp Nhựa Việt Nam bị Thái Lan thấu tóm
- “Đông Nam Á” đế chế mới của ngành Dệt may
Thời tiết khắc nghiệt từ đầu năm đến nay kéo theo là những trận nắng nóng kéo dài, thiếu nước cho mùa vụ gây ảnh hưởng đến sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp nước ta. Theo dự báo của Hiệp hội Điều (Vinacas) với tình trạng này đến tháng 2 nhiều nhà máy sản xuất Điều của ta sẽ hết nguyên liệu sản xuất
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho hay, “2016” là một năm của thời tiết khắc nghiệt, theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia cho hay chúng ta sẽ đón trận hạn hán kéo dài trong nhiều tháng ở các tỉnh phía Bắc, Trung và đặc biệt là phía Tây. Do ảnh hưởng của thời tiết nên ngành nông nghiệp nước ta sẽ gặp vô vàng khó khăn, tiêu biểu là ngành Điều sẽ xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất.
Nguyên nhân được cho là hạn hán kéo dài , thiếu nước tưới tiêu nên biên độ mùa vụ kéo dài dẫn đến tình trạng nhiều nhà máy chỉ đủ nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất đến cuối tháng 2 và sẽ thiếu nguyên liệu cho các hoạt động vào tháng 3,4,5. Bên canh đó việc nhập khẩu hạt Điều thô cũng chứa đầy những rủi ro tiềm ẩn như: giá cả tăng, chi phí vận chuyển, chưa kể việc những nước xuất khẩu hạt Điều nổi tiếng như Bờ Biển Ngà và châu Phi, nhiều khi hợp đồng đã ký nhưng họ lại không chịu giao hàng đúng thời gian như đã cam kết
Bên cạnh việc ngành Điều nước ta gặp khó khăn thiếu hụt nguyên liệu sản xuất trong nước, chúng ta còn phải đối mặt với việc sắp tới đây Mỹ sẽ áp dụng Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm. Điều luật này sẽ trực tiếp cản trở đến việc xuất khẩu ngành Điều, khi mà sản phẩm của Việt Nam trước này đây đều kém xa các nước như Ấn Độ và Châu Phi về chất lượng, sản phẩm của chúng ta lẫn nhiều tạp chất, màu sắc không đều, hình dạng không đồng đều, không bắt mắt,…
Mặc dù số lượng các nhà máy sản xuất Điều nước ta là khá lớn, tăng từ 345 lên 371 nhà máy trong vòng một năm qua, nhưng đa phần các nhà máy ở nước ta có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, rời rạt, không được trang bị máy móc hiện đại cho nên chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu quốc tế, từ đó sản phẩm Điều nước ta khó lòng cạnh tranh với các nước trên thế giới
Cũng theo ông Nguyễn Đức Thanh, để ngành Điều Việt Nam cạnh tranh được với các nước có kim ngạch xuất khẩu cao như Ấn Đọ và một số nước ở Châu Phi thì trước hết chúng ta phải quy hoạch các nhà máy sản xuất Điều ở một khu, các doanh nghiệp nên liên kết và hỗ trợ sản xuất cho nhau, giúp giảm chi phí ở mức thấp nhất từ đó chúng ta có ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất, máy móc khang trang hơn. Khi mà nền kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao để cạnh tranh và khác biệt chúng ta không nên lấy yếu tố giá rẻ để cạnh tranh, mà chúng ta phải đề cao chất lượng và uy tính. Cửa duy nhất cho Việt Nam cạnh tranh được tốt ở thị trường thế giới là phải gia tăng chế biến sâu (hạt điều rang muối còn vỏ).
Một điều đáng báo động là hiện nay chúng ta có hơn 400 nhà máy sản xuất Điều, nhưng chỉ có 22 nhà máy trong số đó đạt được tiêu chuẩn ISO, chứng chỉ HACCP. Có nghĩa là gần 95% nhà máy sản xuất của nước ta đang còn trong tình trạng thô sơ, lạc hậu, chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu về và sơ chế lại
Đây cũng là bài toán đặt ra cho toàn nền kinh tế nói chung và các cơ quan trong ngành nói riêng, chúng ta phải sớm có biện pháp chấn chỉnh và giải quyết vấn đề này để ngành Điều Việt Nam phát triển hơn nữa.
Kieutruc