Đang rộ lên tin về miền Bắc bị mất mùa vụ lúa năm nay khiến giá tăng vùn vụt, có ý kiến còn cho rằng tình trạng đói kém có thể diễn ra. Cục trưởng Cục trồng trọt – ông Nguyễn Hồng Sơn có ý kiến ra sao về vấn đề này?
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Sản lượng lương thực trên toàn quốc năm nay ra sao, thưa ông?
Thống kê đến cuối tháng 10 cho thấy, lương thực năm nay ước giảm 151.000 tấn. Trong đó, miền Bắc giảm chừng 266.000 tấn (đợt lũ lịch sử vừa qua giảm 133.000 tấn); miền Trung có tăng, bù vào thiếu hụt miền Bắc; ĐBSCL ổn định. Do đó, nếu sản lượng năm trước đạt 43.6 triệu tấn thì năm nay đạt 43.45 triệu tấn.
Năng suất bình quân trên toàn quốc hầu như không giảm, vẫn tăng 0.2 tạ/ha.
Vừa qua xảy ra hiện tượng lúa tăng giá mạnh, thương lái không thể mua để xuất khẩu, ông lý giải điều đó như thế nào?
Tháng 10, lúa ở ĐBSCL tăng khoảng 200đ/kg bởi nhu cầu thị trường quốc tế. Năm nay, chúng ta dự kiến lượng gạo xuất khẩu cán đích 6 triệu tấn, tăng cao hơn năm trước nhưng sản lượng lúa không tăng, các đơn vị xuất khẩu sẽ tích trữ nên gây biến động.
Một số khu vực phía Bắc lúa tăng cục bộ do mất mùa nhưng điều tiết cả nước thì không ảnh hưởng. Hiện dư chừng 700 tấn cho xuất khẩu đến cuối năm.
Trước những thiên tai thất thường như vừa qua thì sản lượng thu được là thắng chứ không thất bại. Miền Bắc mất mùa cục bộ do mưa lũ.
Dùng từ “mất mùa” có đúng với thực tế miền Bắc không và ông có lời khuyên nào với doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Miền Bắc xảy ra tình trạng mất mùa bởi mưa lũ và dịch bệnh. Một số khu vực Thái Bình, Nam Định… lúa mắc bệnh lùn sọc đen, gây giảm năng suất. Số diện tích này không cao, không có diện tích nào mất trắng.
Với bệnh dịch đã có tính toán nên kịp thời ứng phó, không gây diện rộng, chỉ xảy ra cục bộ ở địa phương.
Dịch bệnh với vụ mùa vừa rồi xảy ra khá phức tạp. Vậy theo ông các địa phương đã vào cuộc kịp thời?
Hầu hết chính quyền địa phương đều tích cực vào cuộc, đặc biệt sau sự cố Thiên Ưu 8 – Hà Tĩnh. Bệnh lùn sọc đen xuất phát từ Thái Bình và lập tức có thông báo lên Cục và Cục chỉ đạo đi các địa phương từ Nghệ An trở ra ứng phó kịp thời.
Chỉ một số khu vực dịch bệnh xảy đến nhanh quá nên không kịp ứng phó, một số khu vực thì địa phương còn lơ là chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh dịch.
Không ít địa phương còn có vấn đề ngay từ khâu thống kê bởi họ tự ý giấu đi một số diện tích mất mùa. Khi thống kê năng suất phải dựa trên tổng diện tích từ khi gieo cấy đến khi thu hoạch nhưng nhiều địa phương bỏ qua những diện tích mất trắng, không đưa vào thống kê nên sản lượng thống kê trên giấy rất cao nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, thấp hơn rất nhiều. Việc này do “đảm bảo yếu tố chính trị”, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Tôi chưa chắn chắn về vấn đề này bởi trong ngành nông nghiệp có ước tính năng suất, sản lượng và theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp cũng như của Tổng cục Thống kê thì năng suất lúa 2017 các tỉnh cơ bản chính xác. Hiện chỉ còn đợi năng suất lúa vụ thu đông từ ĐBSCL để cs con số thống kê cuối.