Internet thay đổi cuộc sống trên toàn cầu với sự tiện lợi, linh hoạt. Mọi thông tin được truyền tải đến mọi người vô cùng nhanh chóng.
Với chiếc điện thoại thông minh trong tay là người dùng có thể nắm bắt cả thế giới.
Do đó những người kinh doanh luôn biết cách nắm bắt đưa công nghệ vào phục vụ cho hoạt động “hái ra tiền” của mình. Vì vậy chẳng khó để bắt gặp vô số những dịch vụ quảng cáo, bán hàng trên mạng xã hội như đặt xe, tour du lịch, thời trang, bán hải sản…
Người dùng cần gì có nấy với “thượng vàng hạ cám” những mặt hàng rao bán. Chỉ cần ngồi nhà, alo là được phục vụ tận nơi.
Không ít người đã thành công và thu nguồn lợi không nhỏ với công cụ kinh doanh trên mạng xã hội tốn ít chi phí này. Và xây dựng thành công thương hiệu với uy tín vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên còn không ít kẻ lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng, dựa vào mạng xã hội quảng cáo bán hàng chộp giật, bán hàng nhái, hàng giả, hàng chất lượng thấp… gây ức chế cho người mua, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đơn cử như sản phẩm robot hút bụi dọn nhà được rao bán là hàng nhái, chất lượng thấp giá rẻ nhưng chỉ dùng được vài lần là hỏng vứt đi.
Vậy lý do vì sao hàng nhái, hàng giả, hàng chất lượng thấp còn tồn tại và đến tay người dùng. Dưới đây là hai lý do.
Lý do thứ nhất
Phía quản lý thị trường lỏng lẻo. Hoạt động xử phạt liên quan đến các vấn đề hàng kém chất lượng, hàng giả còn chưa nghiêm, mang tính hành chính nên còn bị xem nhẹ. Đặc biệt chế tài chưa đủ răn đe để những người sản xuất, buôn bán kinh doanh hàng nhái, hàng giả chùn tay khi thực hiện hành vi. Đặc biệt đến việc “tán tận lương tâm” nhất là sản xuất, rao bán thuốc giả mà các đối tượng vẫn lộng hành. Nếu không may bị bắt thì coi đó là số “đen”.
Tại các nước phát triển, những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, trốn thuế là điều cấm kỵ. Họ xử phạt nghiêm minh, nếu ai dính phải thì cả đời không còn cơ hội ngóc đầu lên. Do đó hầu như không mấy ai dám làm.
Đơn cử như tại Nhật, những mặt hàng liên quan thực phẩm, mỹ phẩm hay đồ gia dụng… đều được kiểm soát chặt. Do đó để tồn tại là sự cạnh tranh công bằng với chất lượng sản phẩm.
Lý do thứ hai
Đây là vấn đề nằm trong chính người tiêu dùng. Tâm lý của nhiều người Việt luôn thích mua hàng tốt nhưng giá rẻ nhất mà chẳng quan tâm đến lợi nhuận để sản xuất ra sản phẩm. Nhiều người dùng thích mua hàng thương hiệu nổi tiếng nhưng chỉ muốn chi trả giá “bình dân”. Do đó họ chọn mua hàng trốn thuế, không chính ngạch, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá rẻ.
Không ít người dùng vui thích khi mua được hàng giá rẻ mà họ không biết rằng “tiền nào của ấy” và cũng chẳng mảy may đến việc doanh nghiệp bị nhái, giả khốn khó trong quảng bá thương hiệu nhưng bị làm giả.
Nhiều người phàn nàn kêu ca vì mua phải hàng giả nhưng họ cũng quên rằng không ai có thể “ép” họ mua mà chính họ là người chưa tìm hiểu và lựa chọn kỹ lưỡng.
Nhưng đáng lên án nhất là những kẻ bán hàng nhái, hàng giả, hàng chất lượng thấp cho những người già. Những người chuyên đi tụ tập lôi kéo các ông bà và tặng họ chút quà cho phấn khởi. Sau đó dẫn dụ họ vào mê hồn trận các sản phẩm gia dụng, sản phẩm sức khỏe… Để rồi sau về nhà không dùng được thì không biết kêu ai, khiếu nại đến người bán thì lúc này thuê bao không còn liên lạc được nữa.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Hàng tiêu dùng nào “ăn theo” xăng tăng giá nhiều nhất?
+ Liên tục rớt hạng, cổ phiếu của ông lớn ngành sữa giảm mạnh