Trong bối cảnh khó khăn và một triển vọng chẳng mấy khả quan, ông lớn đứng đầu ngành sữa liên tục rớt khỏi top 5, top 10. Kéo theo đó là cổ phiếu cũng giảm mạnh khiến không ít người thất vọng.
Lần đầu trong lịch sử 2 năm qua chứng kiến cổ phiếu VNM rớt chỉ còn 75.000đ/cp, trở thành một trong số cổ phiếu lớn giảm mạnh hiếm hoi trong bối cảnh thị trường tăng. Kịch bản này ít ai ngờ tới trong bối cảnh thị trường đang có xu hướng tăng điểm. Bởi Vinamilk vốn là ông lớn luôn dẫn đầu thị trường chứng khoán suốt thập kỷ qua.
Từ thời điểm 2006 bắt đầu lên sàn thì cổ phiếu VNM không ngừng tăng trưởng mạnh. Từ thời điểm chào sàn giá 3.000đ/cp (quy đổi tương đương 50.000đ/cp), cổ phiếu VNM liên tục đạt đỉnh 120.000đ/cp giá vào 2018. Như vậy có thể thấy giai đoạn này cổ phiếu VNM tăng gấp 40 lần đã mang về lợi nhuận không hề nhỏ và đều đặn cho cổ đông. Thời đó các nhà đầu tư tập trung săn tìm cổ phiểu VNM chứ không quan tới điểm số chung từ thị trường.
Tuy nhiên qua rồi thập kỷ hoàng kim, cổ phiếu VNM hiện đang là nỗi thất vọng của không ít người khi giá liên tiếp đi ngược lại sức tăng mạnh và sôi động của thị trường. Từ mức giá lập đỉnh năm 2018 là 120.000đ/cp, nay giảm chỉ còn 75.000đ/cp.
Không những vậy Vinamilk cũng bị rớt hạng khỏi 10 doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán, lợi nhuận giảm và tươi lai không mấy triển vọng tươi sáng.
Thời điểm cuối tháng 5.2021, VNM cũng rớt khỏi top 5 vốn hóa lớn trên thị trường. Và 2021 cũng ghi nhận năm sóng gió của thương hiệu này khi đi ngược mọi làn sóng tăng chung của thị trường. Không ít cổ phiếu tăng cao hàng chục lần thì cổ phiếu VNM vẫn dửng dưng đi xuống.
Chốt phiên giao dịch 11.3, cổ phiếu của Vinamil là 78.000đ/cp, so với đầu năm 2022 đã giảm 8%. Và so với đầu năm 2021 thì bốc hơi đến 21% (khi đó là 104000đ/cp).
Trong bối cảnh đó, áp lực bán mạnh cổ phiếu từ nhà đầu tư khối ngoại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trị giá của cổ phiếu VNM thời hiện tại. Thống kê cho thấy VNM nằm ở top 3 doanh nghiệp khiến các nhà đầu tư ngoại thoái vốn mạnh nhất với con số tổng lên đến 6.600 tỷ đồng.
Khi động lực tăng trưởng không còn, triển vọng cũng không mấy tươi sáng trở thành áp lực với cổ phiếu VNM. Suốt từ 2017 đến nay, lợi nhuận của Vinamilk chỉ duy trì mức trên 10 tỷ và không có đột phá, doanh thu chỉ ở mức hơn 50.000 tỷ đồng.
Toàn ngành sữa trong nước năm 2022 dự báo cũng không còn nhiều dư đại tăng trưởng nên Vinamilk cũng nằm chung trong quy luật, khó có sự bứt phá. Điều đáng nói là những dấu hiệu tăng trưởng của thương hiệu Vinamilk không có gì khởi sắc. Trong nước thị phần khó mở rộng, thậm chí bão hòa do đã nhiều năm dẫn đầu. Còn thị trường xuất khẩu cũng không mấy tích cực. Theo đó lợi nhuận 2022 dự báo sẽ còn giảm và lãi sẽ xuống thấp nhất trong vòng 6 năm.
Những động lực kỳ vọng của Vinamilk là thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Tây Âu.
Tuy nhiên năm 2022, xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ gặp khó khi quốc gia này cũng tăng trưởng đàn bò để cung ứng sữa cho thị trường nội địa. Hơn thế Trung Quốc cũng đưa ra nhiều chính sách thắt chặt nhập khẩu do dịch bệnh Covid-19.
Tây Âu thì lại là thị trường khắt khe trong tiêu chuẩn chất lượng đã gây khó cho không ít hãng sữa châu Á. Nên Vinamilk xâm nhập thị trường này cũng chẳng hề đơn giản.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Giữ lại hay chặt bỏ? Nỗi niềm của người dân Bình Thuận với thanh long