Có những thay đổi mới trong quy định về an toàn thực phẩm từ phía Mỹ mà các đơn vị xuất khẩu thực phẩm Việt cần nắm bắt để tuân thủ, đáp ứng tiêu chí mới này.
Mục tiêu cần đạt được là đảm bảo hoạt động sản xuất song hành với xuất khẩu cnông sản cũng như thực phẩm giữa hai thị trường Việt và Mỹ.
Đó là chủ đề được nhiều đại biểu tham luận tại diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu mang tên: “Phát triển thị trường cho hàng Việt” được tổ chức tại TPHCM.
Nguy cơ xuất khẩu giảm kim ngạch
Tại Việt Nam, ngành nông sản, thủy sản và thực phẩm chiếm gần ½ lực lượng lao động và mang lại kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Trong năm 2016, chỉ tính riêng hải sản đã chiếm 7 tỷ USD trong toàn kim ngạch xuất khẩu.
Luật Hiện đại hóa về an toàn thực phẩm có điểm mới là các nhà máy phải gia hạn đăng ký sau 2 năm. Tính trong tháng 12/2016, con số các đơn vị thực phẩm nước ta đăng ký với FDA để xuất khẩu thực phẩm vào Mỹ là 1.845 đơn vị. Nhưng đến tháng 1/2017, chỉ còn 806 đơn vị.
Nguyên nhân gây ra sự suy giảm trên là nhiều đơn vị không nắm được quy định nên không gia hạn, họ đã bị loại khỏi danh sách, không thể xuất hàng sang Mỹ.
Nhiều quy định mới nếu không hiểu biết sẽ càng khiến kim ngạch xuất khẩu của chúng ta giảm sút nghiêm trọng.
Nhiều doanh nghiệp cảm thấy hoang mang bởi trong quy định mới của FDA có điều khoản với các cơ sở, nhà máy chế biến đóng gói hoặc lưu trữ các sản phẩm cho người và động vật phải đăng ký với cơ quan này từ khi sản xuất mới được xuất vào thị trường này. Và cứ mỗi hai năm một lần phải đăng ký lại.
Tuy nhiên, phía doanh nghiệp cho rằng, trước giờ xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã chẳng hề dễ dàng. Giờ đây lại nhiều quy định mới. Dù doanh nghiệp đã tuân thủ Luật hiện đại hóa về an toàn thực phẩm nhưng cũng không thể nắm hết quy định. Nhiều doanh nghiệp đã vướng Luật và trở thành “cảnh báo” từ phía Mỹ.
Nâng cao thực thi Luật an toàn thực phẩm
Để tháo bỏ khó khăn, doanh nghiệp sản xuất cần nâng cao thực thi các quy định của Luật an toàn thực phẩm.
Các ban ngành cùng vào cuộc, Bộ Y Tế cấp các chứng nhận CFS, HC, CO cũng như các chứng nhận khác liên quan cho các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu. Phía Hiệp hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam cũng xây dựng tiêu chí về chất lượng và hội nhập cho hàng Việt. Tiêu chí dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng và pháp lý của Việt Nam cũng như những tiêu chuẩn quốc tế phù hợp.
Với ngành thực phẩm, sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn chung trong quy định của FDA, của Anh Quốc, của Đức… nhằm tránh rủi ro trong an toàn thực phẩm.
Nhu cầu của thế giới với các sản phẩm đạm động vật lành mạnh cũng như thực phẩm nhiệt đới ngày càng cao. Nên cần phải nâng cao sức cạnh tranh cho ngành thực phẩm Việt. Cần đẩy mạnh canh tác nông nghiệp bền vững và tuân thủ tiêu chí an toàn mới, đặc biệt là tiêu chí của thị trường nhập khẩu Mỹ. Cũng như phải có chính sách thúc đẩy an toàn, thực hành tốt trong chăn nuôi, kiểm soát vệ sinh và môi trường trong chăn nuôi. Đặc biệt, phải có quy định nghiêm về sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, chăm sóc vật theo tiêu chuẩn quốc tế, học từ những thị trường đã thành công.
Khi thực hiện tuân thủ được quy tắc đó, thực phẩm Việt không chỉ chinh phục thị trường Mỹ mà còn nhiều thị trường khó tính khác.