Hoạt động xuất khẩu giao thương với doanh nghiệp quốc tế trong suốt nhiều năm qua đã có rủi ro. Tuy nhiên làm thế nào để tránh “bẫy” khi không ít doanh nghiệp chúng ta vẫn đặt niềm tin vào đối tác.
Thực tế tình trạng có dấu hiệu lừa đảo của đối tác với 5 doanh nghiệp Việt xuất khẩu 100 container điều sang Italy vừa qua.
Lỗ hổng trong giao dịch thương mại quốc tế
Phía doanh nghiệp Việt chưa nhận được tiền nhưng 36 container xuất khẩu đã mất chứng từ gốc đứng trước nguy cơ mất trắng. Dù chưa có kết luận chính thức nhưng không ít container đã đang phải tìm người mua mới. Qua vụ việc này cho thấy các lỗ hổng trong giao dịch thương mại quốc tế đang còn cần khắc phục.
Rủi ro trong giao dịch quốc tế không còn là điều mới mà đã diên ra trong suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt vẫn không tránh khỏi “bẫy” và hầu như năm nào cũng có vì quá tin vào đối tác.
2020 ghi nhận đối tác Hà Lan ký hợp đồng xuất khẩu gỗ cho doanh nghiệp Việt và yêu cầu cọc 50%. Nhưng sau khi đặt cọc đối tác lại tiếp tục yêu cầu phải thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng. Doanh nghiệp Việt tiếp tục làm theo yêu cầu thì lại bị đề nghị thanh toán thêm 5.000USD do hàng bị giữ lại cảng. Phái doanh nghiệp Việt không đồng ý, nhờ sự can thiệp của Thương vụ. Qua điều tra tìm hiểu thì công ty hoàn toàn không hoạt động mà là một cá nhân chẳng liên quan gì ngành gỗ. Liên lạc với số điện thoại giao dịch với phía Việt Nam thì không có tín hiệu.
2019 cũng đã ghi nhận các vụ lừa đảo liên quan đến nông sản. Đó là doanh nghiệp Việt bị chiếm đoạt hồ tiêu. 2 container hồ tiêu xuất tới Dubai nhưng khách đổ thừa hàng bị hao hụt, kém chất lượng không nhận. Rồi đối tác này liên kết với ngân hàng để chiếm đoạt 2 container điều. Hay một doanh nghiệp Việt khác đã bị đối tác tại Senegal cắt đứt liên lạc sau khi nhận container tiêu 61.750USD mà không thanh toán.
Tương tự vụ việc lừa đảo chiếm đoạt xảy ra với hàng thủy sản hay ngành nhựa.
Là người trong cuộc, đại diện doanh nghiệp xuất khẩu nông lam sản nhận định doanh nghiệp dễ bị đối tác lừa nhập nông sản do đánh vào yếu điểm là ham giá cao. Theo đó khi nhận họ sẽ chê hàng không đáp ứng và đưa ra yêu sách hạ giá buộc doanh nghiệp Việt phải chấp nhận vì hàng quay đầu còn tốn gấp bội.
Còn chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy thì chỉ rõ, 2 điều trong lỗ hổng giao dịch thương mại quốc tế là khi kết nối đối tác lạ từ nước ngoài hầu như không rõ ràng thông tin về bạn hàng. Nhất là những thông tin liên quan giao dịch mua bán, hợp đồng điện tử chính là hạn chế của doanh nghiệp Việt. Thứ hai đó chính là thiếu thông tin cảnh báo nên dễ bị sập “bẫy” khi thanh toán, thanh khoản.
Doanh nghiệp vẫn quá tin đối tác khi không có tính liên kết, liên hệ của doanh nghiệp với Thương vụ ở nước ngoài.
Làm sao để tránh?
Do đó để tránh những rủi ro bị lừa đảo, ông Thủy cho rằng nếu muốn phát triển thị trường doanh nghiệp cần có nhịp trung gian, kể cả nhỏ nhất. Dó là dựa vào các cộng đường người Việt, doanh nghiệp hay các tổ chức của Việt Nam tại quốc gia đó để nắm bắt thông tin chính xác.
LS Ngô Khắc Lễ, đại diện Trung tâm Trọng tài Quốc Việt Nam chia sẻ, doanh nghiệp cần thận trọng với đối tác hợp tác lần đầu. Kiểm tra thông tin qua bạn hàng cùng ngành hoặc đề nghị gửi đăng ký kinh doanh để biết thông tin doanh nghiệp.
Cùng với đó tìm hiểu qua thương vụ, đại sứ quán nước sở tại.
Cảnh giác với giá rẻ và ưu đãi trong thanh toán và cần đầy đủ thông tin người liên hệ, điện thoại, thư điện tử, fax… của đơn vị giao dịch.
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý phòng ngừa và quản trị rủi ro với bảo hiểm và kiểm soát các khâu trong logistics.
Đồng thời dù tốn khoản chi phí nhỏ trong thuê soạn thảo hợp đồng nhưng nó là “đầu tư cho kiến thức” để tránh rủi ro.
Đầu tư cho nhân viên tham gia học chuyên môn nâng cao kiến thức.
Quan trọng nữa là kiểm soát “lòng tham” bởi giá hời, miễn phí cần hết sức cảnh giác, dễ gây lừa đảo, gian lận.
Doanh nghiệp đã bị lừa nên thông báo cho bạn hàng cùng ngành để tránh và thông tin đến hiệp hội về đối tác lừa đảo để tố cáo, đòi quyền bồi thường với chứng từ, tài liệu đã có.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Thế khó của doanh nghiệp làm dịch vụ vận chuyển
+ Ngân hàng lãi khủng, lương nhân viên ngân hàng có cao như “đồn đoán”?