Trước đây, nhiều giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất cao, độc và lạ xuất hiện được nhiều nông dân ưa chuộng nhưng chúng dẫn hệ lụy về sự lệ thuộc giống sản xuất, người nông dân phải mua của những công ty độc quyền giá cao, thì nay với giống ngô biến đổi gen (BĐG) được công nhận, nỗi lo về độc quyền giống đã dần vơi đi bởi giống này sẽ được sản xuất đại trà và hoàn toàn không lệ thuộc về giống.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Nhiều chuyên gia cũng nhận định tiến tới sẽ không còn bất kỳ sự độc quyền nào bởi lựa chọn thuộc về quyền của người trồng.
Thử nghiệm ngô biến đổi gen
Trước khi được công nhận giống ngô biến đổi gen, ngô lai được trồng khá phổ biến trên cả nước với nguồn giống trong nước hoặc nhập khẩu. Chúng có ưu điểm về năng suất nhưng lại có khả năng chống chịu kém trước tác động của thời tiết, cỏ dại, dịch bệnh… khiến năng suất bấp bênh.
Do vậy, làm thế nào để tận dụng tiềm năng của cây ngô lai và tận dụng được tính chống chịu của ngô truyền thống. Và ngô biến đổi gen chính là tác phẩm của hai loại ngô truyền thống thống và ngô lại vừa cho năng suất lại có thể chịu được dịch bệnh, thời tiết, thuốc diệt cỏ…
Nhiều giống ngô biến đổi gen như 6918S; 6919S; 8868S; 9955S… đã được trồng khảo nghiệm trên diện rộng.
Giống ngô biến đổi gen này có thể kháng loài sâu đục thân rất tốt, một nông dân tại Than Sơn, Phú Thọ chia sẻ, từ khi trồng giống mới biến đổi gen, ngô không bị sâu đục thân, bắp so với ngô truyền thống; có cũng được diệt trừ nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến ngô.
Cán bộ nôn nghiệp huyện thì cho rằng so với ngô truyền thống, ngô mới biến đổi gen cho năng suất cao hơn 1-2 tấn/ha. Giúp người trồng không tốn nhiều công làm cỏ, chăm sóc, tiền thuốc trừ sâu bệnh, phân bón… đồng ruộng cũng đỡ bị ảnh hưởng bởi các loại sâu, cỏ phá hoại, hút hết chất dinh dưỡng.
Không còn nỗi lo độc quyền giống
Nỗi lo về giống bị chi phối bởi một số nhóm độc quyền khiến người dân phải phụ thuộc, mua với giá cao, không có sự lựa chọn.
Tuy nhiên, PGS-TS Phạm Văn Toản, chuyên gia cây BĐG chia sẻ, giống biến đổi gen ngô, lúa, hay bất kỳ cây trồng nào đều thuộc quyền sở hữu độc quyền của người chế ra chúng. Giống này có đắt hơn giống thường cũng là chuyện đương nhiên bởi chúng tiêu tốn tiền đầu tư, thử nghiệm của nhà sản xuất, ngược lại chúng cho năng suất cao và nhiều ưu điểm nổi trội.
Tuy nhiên, nhà sản xuất độc quyền cũng cần tiêu thụ được hạt giống. Khi đội giá cao ngất ngưởng mà người sản xuất tính toán thấy không lãi sẽ không mua nên người sản xuất giống cũng không tiêu thụ được. Do đó, buộc họ phải dung hòa giá bán, đảm bảo đủ sức cạnh tranh tiêu thụ nên hoàn toàn không còn lo lắng đến vấn đề độc quyền.
Chính GS Nguyễn Lân Dũng – Chủ tịch Hội Sinh học cũng hoàn toàn đồng ý. Hiện nay, thế giới phẳng, không có ai chó thể lấy tay che mặt trời. Không chỉ có một công ty độc quyền giống mà nhiều công ty độc quyền nhiều loại giống. Họ phải cạnh tranh tìm cách thúc đẩy doanh thu bán hàng, nhiều đơn vị giống còn phải hạ giá thành so với đối thủ. Nên người dân hoàn toàn không cần lo lắng.
TS Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho rằng cây trồng biến đổi gen còn tòn tại và phát triển phụ thuộc vào chính hiệu quả của chúng. Công ty nâng giá cao, hiệu quả không lớn thì người dân không chọn. Tuy nhiên, với những giống biến đổi gen do người Việt sáng chế ra thì sẽ chủ động và không khiến người nông dân phải lệ thuộc và mua giống với giá cao.