Dù Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp đã khẳng định: Hoa quả trung Quốc tại cửa khẩu đều được kiểm dịch 100% nhưng người dùng Việt đang rất e ngại.
Hoa quả Trung Quốc được kiểm dịch 100%
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục kiểm dịch vùng 7, tỉnh Lạng Sơn chia sẻ với phóng viên ngày 13.7. Bà Hà cho rằng, với mặt hàng trái cây nhập khẩu, đơn vị tiến hành hai nghiệp vụ kiểm tra là kiểm dịch thực vật nhằm phát hiện mầm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo hàng hóa có nguồn gốc thực vật, chủ yếu là kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ, hóa chất bảo quản có vượt ngưỡng và nằm trong danh mục cấm cho phép.
Tại thời điểm này, hoa quả nhập khẩu vào nước ta chưa nhiều vì chưa chính vụ hoa quả. Tại cửa khẩu Tân Thanh, mỗi ngày trái cây nhập từ Trung Quốc nhiều nhất cũng từ 4-6 tấn. Tính cả hành, tỏi, nông sản các loại thì chừng 200 tấn/ngày.
Khi về đến cửa khẩu, đơn vị nhập khẩu phải đăng ký kiểm dịch thực vật, cán bộ lấy mẫu kiểm tra. 100% hàng hóa đều được lấy mẫu kiểm tra tại cửa khẩu.
Để kiểm tra an toàn thực phẩm, hoa quả sẽ được kiểm tra hồ sơ cùng ngoại quan, lấy mẫu tại chỗ và mẫu gửi về cục BVTV kiểm tra chuyên sâu dư lượng thuốc trừ sau.
Bà Hà cho hay; “Hàng năm, cơ quan yêu cầu chỉ định các mặt hàng nguy cơ cao bắt buộc gửi mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc như lê, táo, quýt… Hai năm nay, các mẫu kiểm tra đều chưa phát hiện dư lượng thuốc vượt ngưỡng”.
Vì sao người tiêu dùng vẫn dè chừng không ăn?
Theo bà Hà, không phải trái cây Trung Quốc để lâu ngày vẫn tươi là bị ngâm hóa chất độc. Thực tế khi sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép, trái cây vẫn được bảo quản tươi mà không độc cho người dùng.
Tại cửa khẩu, trong những năm qua, kiểm tra hoa quả nhập Trung Quốc đều tương đối đảm bảo an toàn, không có dư lượng thuốc vượt ngưỡng cho phép.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc, có hay không khi vào Việt Nam, chính những người kinh doanh Việt đã “tắm” hóa chất cho hoa quả tươi lâu hơn, tránh thối, hỏng, giảm thiệt hại khi vận chuyển, tiêu thụ, tồn đọng hàng, bà hà cho rằng, đó là trách nhiệm của bên quảng lý thị trường và Bộ Y tế.
Trong khi đó, không ít người tiêu dùng “thí nghiệm” khi mua táo Trung Quốc để bên ngoài nhiệt độ bình thường vài tháng nhưng táo không hỏng. Do đó, họ đã nghi ngờ chất lượng táo. Và để bảo vệ mình, nhiều người đã tẩy chay không ăn hoa quả Trung Quốc vì không biết có hóa chất gì, độc hại đến đâu, có gây ung thư không.
Theo Ts Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y Tế) cho hay trước đây cơ quan chức năng tiến hành xét nghiệm hoa quả theo phản ánh của người dùng và phát hiện có tồn dư hóa chất trên hoa quả Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông cho rằng, ông đã sang Trung Quốc, tìm hiểu về ATTP và thấy rằng, người trồng, thương nhân Trung Quốc khong dùng chất BVTV hay ngâm tẩm. Điều này cho thấy khi vào Việt Nam, các cơ quan cửa khẩu đã không phát hiện có tồn dư BVTV nhưng khi bán ra thị trường, hậu kiểm lại có hóa chất?
Phải chăng, chính những thương lái của chúng ta đã tự dùng hóa chất ngâm tẩm để bảo quản hoa quả tươi hơn? Thiết nghĩ các ngành chức năng cần vào cuộc cho người dùng yên tâm.