Công ty giống cây trồng nào cũng nói hay, nói tốt về giống của mình như những cô gái “chân dài, dáng chuẩn” nhưng ẩn bên trong là bệnh tật tiềm tàng… bài viết trao đổi với ông Hà Qunag Dũng – GĐ Trung tâm kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia để hiểu rõ hơn.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Cần có những cảnh báo hạn chế
Kháng bạc lá từng là ước mơ của nông dân nhưng nay chúng đang bị các doanh nghiệp lợi dụng tạo ra sự hỗn loạn?
Bạc lá là dịch hại vô cùng nguy hiểm, năm 2013, vụ mùa tại Nam Định có 30.000ha bị nhiễm bệnh này, chủ yếu là Bắc Thơm, thiệt hại cả ngàn tỷ đồng. Cơ quan chức năng đã khuyến cáo nhưng bà con thấy cơm ngon nên tiếp tục làm.
Nhu cầu mua Bắc Thơm theo đó gia tăng tại các vùng Nam Định, Ninh Bình. Thái Bình, Thanh Hóa. Nhiều công ty ăn theo, làm nhái.
Theo ông, có nên in những cảnh báo hạn chế và rủi ro lên bao bì giống như khuyến cáo trên thuốc tây?
Tôi nghĩ, cảnh báo cần trở thành nội dung bắt buộc in trên nhãn mác, bao bì ghi rõ chỉ dùng cấy cho vụ mùa nào; chân đất nào hoặc lưu ý với sâu bệnh hại gì. Bởi giống nào cũng quảng cáo là tốt nhưng thực tế khó để đạt được điều đó. Khi không in cảnh báo mà xảy ra dịch bệnh, công ty giống sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người nông dân hoàn toàn không biết đến hội đồng khoa học đồng ý công nhận giống mà chỉ biết đọc những gì ghi trên bao bì hướng dẫn.
Cảnh báo bắt buộc trên bao bì nên chờ lương tâm doanh nghiệp hay phải đưa thành luật, thưa ông?
Với cá nhân, tôi thiết nghĩ phải đưa thành luật, không trông chờ vào lương tâm doanh nghiệp được. Phải phạt nặng với công ty không in cảnh báo. Nhìn quảng cáo tôi thấy không an toàn. Ai cũng quảng cáo tốt hết, vống lên nên nông dân yên tâm, khi xảy ra dịch bệnh bị động nên thiệt hại nặng nề.
Đối với dịch bệnh, phòng trừ muộn là vứt, mà không biết nguy cơ thì không có cách phòng trừ. Do đó, cần cảnh báo trên giống đầy đủ và chi tiết như thuốc tây.
Giống tốt nhưng vẫn phát… dịch
Vừa qua đã xảy ra hàng loạt vấn đề giống lúa kháng bạc, giống tự quảng cáo tốt nhưng dịch lại tràn lan, có vấn đề trong đánh giá tính chống chịu của giống, thưa ông?
Quy trình nghiên cứu và chọn giống của ta chủ yếu dựa vào năng suất, chất lượng; tính chống sâu bệnh, hạn, rét… chưa bài bản. Trước đây, khí hậu chưa có sự biến đổi khôn lường như hiện nay.
Nay cần thay đổi đánh giá mạnh về tính chống chịu thời tiết, sâu bệnh. Cần đưa vào thành tiêu chí và thử nghiệm xem giống có chịu được không.
Khi khảo nghiệm phải tìm nơi có áp lực sâu bệnh cao để thử nghiệm giống. Công việc này cần đơn vị khách quan thực hiện và có đầu mối chịu trách nhiệm mới đảm bảo chính xác.
Do đó, nhiều giống được đánh giá kháng vừa nhưng khi đưa vào thực tế thành kháng thấp. Do đó, chống chịu phải trở thành tiêu chí số 1, đặc biệt là chống sâu bệnh, chống thời tiết khắc nghiệt.
Xin cảm ơn chia sẻ của ông!