Hàng loạt các vụ “giải cứu” thời gian qua đã khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng cảm thấy nhàm. Vừa qua, sản phẩm khoai mì đang xin cơ chế để tạm trữ đang tỏ rõ thực trạng yếu kém trong khâu định hướng sản xuất cũng như đặt ra những nghi vấn trong định hướng phát triển của thị trường nông sản Việt.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Với mặt hàng nông sản khoai mì (sắn) được đánh giá là cây chủ lực, thuộc nhóm những mặt hàng xuất khẩu tỷ đô nhưng giờ đây lại mong muốn xin vào nhóm danh sách những cây trồng cần có giải pháp hỗ trợ như cây lúa, cây mía, cây cà phê, cây chuối…
Khi đều xuất xin cơ chế tạm trữ này của Hiệp hội Sắn được phê duyệt, tới mù vụt hu hoạch khoai mì sẽ tiến hành mua tạm trữ khoai mì, phía ngân hàng phải tăng cường thêm vốn còn phía nhà nước thì cần hỗ trợ vốn vay ưu đãi.
Không chỉ dừng lại ở đó, khi áp dụng thực tiễn sẽ xảy ra những mâu thuận cục bộ về vùng được tạm trữ nhiều, vùng tạm trữ ít và ai là người đứng ra phân bổ số lượng khoai mì được tạm trữ ấy…
Chắc chắn sẽ không thể không có những “lời ong tiếng ve”, khó tìm được tiếng nói chung hay tìm được công bằng… như cũng đã từng xảy ra với nhiều những sản phẩm hưởng chính sách hỗ trợ khác.
Bài học về “giải cứu” nông sản, gần đây là “giải cứu” khoai mì đặt ra những câu hỏi trong định hướng phát triển nông sản Việt.
Những câu hỏi về hoạt động sản xuất, xuất khẩu chưa bền vững; Nhà nước, cơ quan chức năng có can thiệp như thế nào, tất cả nông sản hay chỉ một số mặt hàng?
Thực tế cũng chỉ rõ, hiếm có loại cây trồng hay con vật nào được hưởng những hỗ trợ, ưu ái và “giải cứu” có thể phát triển tốt. Giải pháp tốt nhất cần để nó tự vận động, tự làm quen thị trường, tự cạnh tranh đào thải theo quy luật thì sản phẩm đó, ngành nghề đó mới có thể đứng vững và phát triển bền vững.
Khi khoai mì trong danh sách hỗ trợ thì những người trồng tiêu, trồng điều và vô số mặt hàng nông sản khác cũng mong muốn có mặt trong danh sách trợ giúp đó.
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, thách thức thị trường ngày càng lớn, những biến động là hoàn toàn không thể tránh. Do đó, các nhà quản lý, chức năng thay vì chạy theo sự biến động để “giải cứu” cần tăng cường sự chủ động,minh bạch với những sản phẩm được hỗ trợ gắn chặt với điều kiện cụ thể mới có thể hưởng chính sách như chất lượng; quy trình; liên kết hiệp hội… không gây mất công bằng cho các sản phẩm nông sản khác. Ngoài ra cần có bộ tiêu chí trong hỗ trợ, “giải cứu”, tránh tình trạng mệnh ai “to mồm” kêu thì sẽ thắng.
Tính về lâu dài, không thể để những sản phẩm trong danh sách hỗ trợ kéo dài thêm bởi vàng như vậy càng tạo ra tiền lệ xấu về sức ỳ, trông chờ, không có sự chủ động, tính toán.
Như vậy sẽ càng tạo thế bất lợi cho sản phẩm và ngành nghề đó cũng nhanh chóng bị thị trường đào thải bởi không có sự cải tiến để cạnh tranh, thích ứng với thị trường.
Như vậy,cần có một giải pháp để loại bỏ hội chứng “giải cứu”; bắt buộc mọi ngành nghề, doanh nghiệp, người sản xuất phải tự bươn chải, thích ứng để đáp ứng nhu cầu thị trường, thay vì càng “giải cứu” lại càng bế tắc.