Doanh nghiệp xuất khẩu gạo kêu trời vì từ đầu năm đến giờ không ký được đơn hàng xuất khẩu nào. Thị trường nhập nhiều gạo Việt như Philippines đã tạm dừng nhập gạo, các thị trường như Trung Quốc (TQ), Châu Phi cũng hạn chế nhập gạo Việt.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Không có đơn hàng mới
Lý giải cho việc doanh nghiệp không có đơn hàng, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, tình hình thị trường nhập khẩu gạo chính của nước ta là khu vực Đông Nam Á nhưng đang có những thay đổi trong cơ chế nhập khẩu. Đang dần chuyển từ quyết định của Chính phủ giao cho doanh nghiệp (DN) tư nhân được đấu thầu hoặc tự do hóa thương mại gạo.
Cùng với đó, nhiều thị trường khu vực đã cân đối được lượng lương thực trong nước nên không còn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Do đó, hạt gạo Việt đã dần “bí” đầu ra. Ông Nguyễn Thanh Long, công ty gạo Việt chia sẻ: Từ đầu năm đến giờ không có hợp đồng xuất khẩu nào được ký với Philippines. Các đơn xuất đi chủ yếu từ hợp đồng năm trước. Thị trường khác như Malaysia, Indonesia cũng không xuất được hạt gạo nào. Nguyên nhân đnag nằm ở hạt gạo Việt đang khó cạnh tranh với các vựa gạo như Thái Lan và cả Campuchia.
TQ vẫn là nước dẫn đầu trong nhập khẩu gạo nước ra. Tuy nhiên, hiện nay, việc xuất khẩu gạo sang thị trường này đòi hỏi khắt khe, cầu kỳ, không dễ dãi như trước. Ngay cả thị trường Châu Phi có thời điểm chiếm 15% lượng gạo xuất khẩu nhưng trong năm nay cũng không còn mặn mà.
Ông Lâm Anh Tuấn, công ty Thịnh Phát chia sẻ, trước đây gạo xuất Châu Phi là gạo giá rẻ, cấp thấp. Nhưng từ năm 2016, thị trường này đã hoàn toàn thuộc về Thái Lan.
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh: Dù vậy, hiện giá gạo xuất khẩu của nước ta cao hơn Thái, Ấn Độ tới 10USD/tấn càng khiến việc xuất khẩu khó khăn hơn. Do đó, các doanh nghiệp không dám ký hợp đồng vì bán giá cao không ai mua, giá thấp thì không có lợi nhuận.
Thời của gạo cao cấp
Trong khi nhiều DN bí đầu ra vì phụ thuộc thị trường chung và chủ yếu hướng đến gạo cấp thấp thì vẫn có DN thu lợi nhuận từ xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, gạo hữu cơ, gạo thơm.
Ông Nguyễn Văn Đôn, công ty việt Hưng chia sẻ, từ đầu năm công ty ông xuất khẩu được 35.000 tấn gạo, đa phần là gạo thơm, gạo nếp. Giá cũng cao hơn mức 460-520USD/tấn. Lợi thế gạo thơm Việt đang cạnh tranh giá tốt hơn các loại gạo thơm của Thái và Ấn.
Ông Đôn cho biết: Nguồn cung gạo Việt đang nhiều gạo cấp thấp nhưng gạo thơm, gạo cấp cao, đặc sản lại ít và khan hiếm. Do đó, ngành gạo cần quy hoạch lại, đẩy mạnh trồng lúa thơm, đặc sản chất lương cao thì mới cạnh tranh nổi.
GS Võ Xuân Tòng, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nông nghiệp khuyến cáo, DN muốn uy tín, giữ khách cần xuất khẩu gạo thơm với giống thuần chủng, không pha tạp.
GS Tòng cũng gợi ý các cơ quan chức năng cần hỗ trợ giống, vốn vay để nông dân phát triển giống chất lượng cao. Lúa chất lượng cao cần chiếm trên 50%; lúa thơm chiếm 25%; đặc sản vùng miền khoảng 15%, còn lại là gạo bình dân.
“Giải cứu” trong xuất khẩu gạo
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ NN&PTNT có giải pháp kịp thời tiêu thụ gạo, đảm bảo cho người trồng lúa có lãi. Đồng thời, giao cho Bộ NN&PTNT có biện pháp sử dụng thuốc thay thế những sản phẩm còn tồn dư chất độc và hóa chất trong gạo, không đáp ứng quy định của thị trường nhập khẩu.
Báo cáo mới nhất từ Bộ NN&PTNT về tình hình xuất khẩu gạo đầu năm 2017 đã giảm 8% về khối lượng và giảm 7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.