Sau tên tuổi đình đám của thương hiệu lụa lừng danh “Khai Silk”, người tiêu dùng dường như đã mất niềm tin khá nhiều vào hàng Việt. Vậy trên thị trường còn những mặt hàng nào thường bị “lấy cắp” nguồn gốc như thế, cùng chúng tôi tìm hiểu.
Mũ bảo hiểm lột mác Tàu thay nhãn Việt
Trong vô số các loại hàng Tàu nhập về, thay nhãn Việt, mũ bảo hiểm là loại được xem là tràn lan và phổ biến với hình thức nhập nhèm này. Di chuyển tới một xưởng đồ nhựa khu vực ngoại thành Hà Nội của một chủ có sở tên T để hiểu được những “bí mật” mà chỉ dân trong nghề mới có thể nắm bắt.
Đi một vòng quanh khu vực xưởng, anh T cho chúng tôi hay, trong nước hiện chỉ có thể sản xuất những loại mũ nửa đầu đơn giản còn mũ cả đầu hầu hết tất cả đều nhập ở Trung Quốc. Tem mác thì mang về Việt Nam rồi lột để thay nhãn mới hoặc có thể đặt luôn phía Trung Quốc gia công theo mẫu mã, tên tuổi của thương hiệu Việt Nam yêu cầu.
Đặc biệt, đa phần công ty nhập hàng Trung Quốc bởi giá rất tốt, tốt hơn nhiều so với tự sản xuất trong nước, giá chỉ bằng ½ sơ với giá trong nước đã trọn gói công vận chuyển và tem mác. Những hàng này chỉ đi đường tiểu ngạch nhưng chẳng khó để một số công ty có thể nhập hàng container mũ về nhưng không hề hấn gì, anh T nhấn mạnh.
Không chri có mũ bảo hiệm, xe đạp điện cũng vậy. Tuy mang mác “Made in Vietnam” nhưng vô số linh kiện trên xe được nhập từ Tàu. Anh T ước tính có non nửa số linh kiện của xe phải nhập từ Tàu về.
Anh T lý giải về nguyên nhân phải nhập hàng bởi hàng sản xuất đại trà cần khuôn, trong khi giá khuôn đúc rất đắt lên tới 4-5 tỷ đồng/bộ. Và mỗi linh kiện đơn giản, phức tạp khác nhau lại có dòng khuôn khác nhau, đặc biệt khuôn cũng chỉ sản xuất ra những bộ phận đơn giản, chi tiết khó đòi hỏi kỹ thuật cao nên vẫn phải nhập.
Ngay nhỏ nhất là chiếc bút bi cũng thế, các hàng lớn anh T không dám chắc nhưng những bút trôi nổi 100% là hàng Tàu.
Bởi loại này nhỏ nhặt, chẳng doanh nghiệp nào quan tâm, làm thì tiểu tiết, chi phí lớn mà lợi nhuận thấp. Do đó, doanh nghiệp nhập cho nhanh, đỡ tốn chi phí.
Anh T còn bật mí thêm, bạn anh làm mảng thiết bị giáo dục cho hay, chẳng phải bút, ghế thấp học sinh ngồi hoặc hay được các quán trà đá cho khách ngồi cũng nhập từ đây về rồi thay mác.
Thị trường vừa qua nhu cầu sản phẩm này tăng đột biến, bạn anh cũng đặt khuôn về làm những giá vô cùng cao, 300 triệu 1 khuôn. Trước thì chuyên đi nhập.
Nhiều doanh nghiệp nổi tiếng về kinh doanh bàn ghế cũng đi nhập hầu hết hàng Tàu, điều này chỉ trong giới nhựa mới biết.
Chúng tôi chỉ biết nghe và sửng sốt về sản phẩm mình dùng, những sản phẩm quá bé nhỏ nhưng thật giả lẫn lộn.
“Mác mồm” hàng Việt
Di chuyển tới những khu chợ sinh viên mới thấy sự hiện diện tấp nập của hàng Tàu. Tiết trời trở lạnh, khắp các hàng bày la liệt chăn, đệm và được người bán quảng cáo là hàng Việt.
Một chủ cửa hàng cho hay, trời lạnh nên đệm 1m2 hết sạch do sinh viên mua nhiều, chỉ còn loại 1m6 nhưng giá cũng chỉ từ 350.000-380.000đ, hàng Việt Nam, chăn Việt siêu nhẹ cũng có giá chỉ 250.000đ. Riêng chăn lông cừu Trung Quốc giá 350-450.000đ/chiếc. Người bán phân tán khách thành hàng Việt với hàng Tàu để đánh vào tâm lý người mua.
Thực tế, một nhân viên làm việc ti hãng chăn ga gối chia sẻ, hiện nhiều làng nghề sản xuất đệm, rao bán giá rẻ giật mình, 350.000đ/chiếc thì 100% là hàng Tàu. Ruột đệm hàng Tàu sẽ mềm oặt hoặc rất cứng.
Hiện có nhiều lại đệm sản xuất trong nước nhưng tối thiểu mức giá phải trên dưới 2 triệu đồng. Còn hàng Tàu thì 6-700.000đ là mua được, thậm chí rẻ hơn. Hàng bán cho tầng lớp thu nhập thấp nên chỉ gắn “mác mồm” hàng Việt.