Người tiêu dùng Việt ngày càng sính ngoại nên nhiều đơn vị nhập hàng về đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên vì lợi nhuận, không ít đơn vị nhập hàng giá rẻ, hàng ẩn chứa nguy cơ bệnh dịch để cung ứng ra thị trường.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Chỉ một tháng phát hiên 50 lô hàng kém chất lượng
Gần đây, hải quan TPHCM, nhiều nhất tại khu vực Cát Lái đã phát hiện và thu giữ vô số các hàng hóa nông sản nhập khẩu nhưng không đạt chất lượng, nhiễm dịch hại vẫ được doanh nghiệp nhập về bán ra thị trường.
Vụ việc xảy ra gần nhất là một đơn vị nhập khẩu tại quận Bình Thạnh nhập 50 tấn me bóc vỏ từ Indo với giá trị 330 triệu. Hàng hóa này cần kiểm dịch thực vật.
Kết quả kiểm dịch phát hiện me trong lô hàng nhiễm dịch hại Caryedon Serratus Olivier (còn sống). Vì vậy, cơ quan chức năng đã yêu cầu đơn vị tái xuất số hàng này.
Tương tự, một đơn vị nhập khẩu quận Bình Thạnh nhập 1.400 thùng nước ép trái cây các loại nguồn gốc Ấn Độ qua cảng Cát Lái. Qua kiểm tra, lô hàng cũng không đạt tiêu chuẩn chất lượng cho phép. Cơ quan chức năng buộc xử phạt 30 triệu và yêu cầu đơn vị tái xuất hàng.
Riêng với mặt hàng me nhập Indonesia, 4 tháng cuối năm 2016, cơ quan chức năng buộc tái xuất hàng trăm tấn me bởi nhiễm dịch hại.
Hàng loạt các nông sản nhập như ca cao, hạt muồng, đậu cô ve, me, lạc… đều có nguy cơ nhiễm dịch bệnh cao nhưng vẫn bày bán tràn lan khắp thị trường.
Theo lãnh đạo Hải quan Sài Gòn cho hay hàng loạt mặt hàng nông sản, đồ uống, thực phẩm chức năng… không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu thời gian qua. Riêng tháng 10.2017 đã phát hiện tới 50 lô hàng nhập không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng bị phát hiện và yêu cầu tái xuất cũng nhưu xử phạt.
Cấm nhưng vẫn tràn lan
Dạo quanh thị trường cho thấy dù lạc Ấn Độ đã chính thức bị cấm nhập khẩu vì nhiễm dịch hại Caryedon Serratus Olivier (còn sống) nhưng vẫn được bày bán nhan nhản.
Vào vai người cần mua lạc Ấn Độ, chúng tôi gặp đầu mối cung cấp tên Hằng cho hay, chị này chuyên giao hàng đi toàn quốc, tuy nhiên tùy tỉnh mà chi phí vận chuyển sẽ khác. Nếu đơn lớn, gom nhiều hàng, đủ chuyến xe sẽ được miễn phí vận chuyển.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi gọi đến cá nhân tên Kỳ có cả sơ sở chuyên phân phối hàng tại Hóc Môn cho hay, người mua cần bao nhiêu lạc Ấn cũng có và hàng đảm bảo rất ổn định. Đặc biệt người này còn khẳng định do có mối hàng quen bên Ấn nên giá đảm bảo cạnh tranh rẻ nhất thịt trường.
Thế nhưng khi người mua lăn tăn e ngại về hàng này đang trong lệnh cấm thì người bán lảng tránh cho rằng, chẳng có dịch hại nào cả, hàng lạc Ấn đều đảm bảo có giất chứng nhận của cơ quan chức năng, người dân đã dùng bao nhiêu năm không sao.
Ngoài lạc, các nông sản như đậu cô ve, me… đều nằm trong danh sách có nguy cơ nhiễm dịch hại Caryedon Serratus Olivier (còn sống).
Các nông sản nhập về Việt Nam đa phần giá rất rẻ và đánh trúng tâm lý sính ngoại của người Việt. Trên trang Alibaba, me bán với giá 650-700USD/tấn (tương đương 15 triệu đồng), có đơn vị còn chào bán với giá chỉ với 300-400USD/tấn (tương đương chỉ 9 triệu đồng).
Các đơn vị nhập me Indo giá chỉ ở mức 6-7 triệu đồng/tấn. Nhưng giá me trong nước lại rất cao. Có đơn vị báo giá lên tới 60 triệu đồng/tấn me trong nước, so với me Indo thì quá chênh lệch.
Tương tự trên trang Alibaba, lạc được rao bán giá 600USD/tấn (khoảng 13 triệu đồng) nhưng giá lạc trong nước 50 triệu đồng/tấn, cao hơn hàng ngoại.
Nếu nhập về chỉ cần bán bằng trong nước thì lãi đã khổng lồ.
Việc các đơn vị nhập khẩu bất chấp dịch hại để đưa hàng trót lọt vào Việt Nam vô cùng nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và còn lây lan thành dịch hại tại Việt Nam. Do đó, đã có lệnh cấm mà phát hiện hàng hóa cần tiêu hủy để tránh dịch bệnh và xử phạt nặng.