Khi có sự kiểm soát của cơ quan chức năng, những người bán hàng giả, hàng nhái “tạm lui”, rồi sau đó lại đâu và đó, bung hàng ra bán. Còn ban quản lý chợ không có ý kiến gì?
Theo ông Bách, Chi cục QLTTTPHCM cho hay, thực trạng hàng giả, hàng nhái lộng hành khó kiểm soát. Những loại hàng này chủ yếu xuất xứ Trung Quốc, giá rẻ vận chuyển qua đường bộ, biên giới và theo các loại đường bộ, đường hàng không, đường sắt vào các thành phố lớn tiêu thụ.
Nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
Hàng giả, hàng nhái ngoài hàng lậu là các loại hàng vi phạm sở hữu công nghiệp. Cơ quan chức năng vừa qua ra quân đã phát hiện và tịch thu 67.000 sản phẩm giả như đồng hồ, mắt kính, túi xách… giả nhãn hiệu Omega, Nike, Chanel…
Khi bị kiểm tra, các đội tượng buôn hàng giả, hàng nhái đã bị xử lý và cam kết không tiếp tục nhưng sau đó vẫn tái diễn. Phần vì đây là nguồn thu nhập chính cho các hộ kinh doanh, cộng thêm lợi nhuận siêu lớn và chế tài xử phạt nhẹ nên lại tiếp diễn.
Hơn thế, phía Quản lý thị trường cho biết, trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái này, trách nhiệm của đơn vị đứng đầu các chợ, trung tâm thương mại… chưa quyết liệt trong phối hợp với cơ quan chức năng.
Do đó chính tại các gian hàng tại đây, hàng hóa bày bán công khai nhưng không hề bị nhắc nhở hay xử phạt vi phạm.
Đại diện Sở Công thương TPHCM cũng hoàn toàn đồng tình với quản điểm trách nhiệm của người đứng đầu này. Theo đại diện này, hàng giả, hàng nhái tại chợ truyền thống cần được xử lý mạnh tay bởi đội Quản lý thị trường nhưng cũng cần có trách nhiệm của ban quản lý chợ. Đơn cử vụ hàng giả, hàng nhái khu chợ Bến Thành, khi Quản lý thị trường vào cuộc mạnh, họ rút đi nhưng khi không đi kiểm soát, họ lại bung hàng ra bán. Ban quản lý chợ không thể vô can trong trường hợp này.
Vị đại diện Sở Công thương cũng đề nghị cần có sự phối hợp giữa Quản lý thị trường với chính quyền Quận, huyện để xác định trách nhiệm người đứng đầu.
Kiểm soát chặt bán hàng online
Với những đối tượng buôn hàng lậu, hàng giả rất tinh vi đối phó với cơ quan chức năng. Hàng được cất giữ ở kho không có địa chỉ cụ thể, mọi quảng cáo mua bán, giao dịch chỉ qua mạng xã hội.
Hàng được đặt từ website nước ngoài rồi xách tay hoặc theo hình thức khác về Việt Nam. Đối tượng trà trộn cùng hàng hóa có giấy tờ nên đội QLTT không thể phát hiện.
Với các trang điện tử, QLTT chỉ xử lý được các trường hợp bán hàng không thông báo chứ chưa khai thác được nguồn gốc, xuất xứ, nơi lưu trữ hàng hóa và nguồn cấp hàng.
Thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền hàng thật, hàng giả để mâng cao ý thức người tiêu dùng và doanh nghiệp. Dù có nhiều triển lãm phân biệt hàng thật giả diễn ra nhưng hiệu quả chưa cao.
Do đó vai trò cảu QLTT quan trọng, kiểm soát tốt hàng giả, hàng nhái mới giúp doanh nghiệp trong nước phát triển tốt.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm, QLTT đã phát hiện hơn 2.000 vụ vi phạm hàng giả, hang nhái… xử phạt và nộp ngân sách nhà nước hơn 63 tỷ đồng.