Hạn mặn chưa qua sạt lở đã tới nơi…
(TN&MT) – Nhiệt độ gia tăng cùng với mực nước trên tuyến sông Mê Kông không ngừng suy giảm, hạn hán cùng với xâm nhập mặn đang hoành hành khó lường và kéo dài khiến cho mùa màng, kinh tế vụ mùa của bà con đang đe dọa trầm trọng, sóng biển cùng với một số nguyên nhân khác gây ra nhiều tình trạng sạt lở trầm trọng uy hiếp các địa phương ven biển châu thổ Cửu Long.
Hình ảnh hạn hán (Elnino) đang hoành hành trong diễn biến đầu năm 2016
Tình trạng sạt lở ở gần ven biển đã có nhiều chuyển biến rất phức tạp trên toàn tuyến chiều dài 732k thuộc khu vực châu thổ DBSCL( Đồng Bằng Sông Cửu Long) năm 2016 được xem năm đầy biến động trong gần 1 thập kỷ qua mới xuất hiện nhiều tình trạng về khí hậu phức tạp đến vậy, chính vì điều này gây ra nhiều vấn đề chưa thể khắc phục kịp thời, các cơ quan chức năng cùng với mọi người trên toàn địa bàn cũng đang cùng nhau phối hợp để đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Gần đây gió mùa Tây Nam thổi mạnh, sóng to, triều cường đã làm cho tình trạng sạt lở, vỡ đê gia tăng ở một số địa phương ven biển.
Chỉ riêng tỉnh Sóc Trăng, triều cường và sóng biển đã làm tê liệt một tuyến thuộc khu vực địa bàn thị xa Vĩnh Châu liên tục bị sạt lở nghiêm trọng. Trong thời điểm ngày 25/2/2016 tuyến đê biển ấp Mỹ thạnh, xã Vĩnh Hải cùng với một số hiện tượng triều cường dâng cao, gió lớn đã làm ảnh hưởng đến bờ đê và vỡ một đoạn đê dài gần 50m ( đoạn K41 và 43) năm ngoái tình trạng này cũng xảy ra nhưng chuyển biến không nghiêm trọng như tình hình đầu năm 2016.
Trong khi địa phương đang lo vấn đề kiểm soát ngập mặn thì chính quyền địa phương và chức năng phải huy động thêm lực lượng phối hợp người dân để phòng luôn việc hạn hán cùng sạt lở đe, lắp đặt kịp thời để ngăn dòng nước mặn xâm nhâp sâu vào các mùa màng trái cây, lúa nước ngọt gây thiệt hại ảnh hưởng năng suất.
Từ mấy năm nay, các vạt rừng chàm phòng hộ ngoài đê đã bị cuốn dần nên khi ảnh hưởng bởi thay đổi thời tiết sóng, gió , triều cường sẽ tác động trực tiếp khiến đê không đủ khả năng ngăn chặn. Bên cạnh đó việc kiểm soát một số khu vực sạt lở đang ăn mòn làm vỡ chân đê bất cứ lúc nào. UBND xã Vĩnh Hải cũng cho biết không chỉ một số đoạn sạt lở mà còn một số các đoạn đê khác cũng đang cần được gia công kiên cố chắc chắn trong những đợt tới để tránh rủi ro nghiêm trọng.
Theo nhận định của UBND tỉnh Sóc Trăng, khu vực đang bị sạt lở, vỡ đê trầm trọng nằm ở vị trí xung yếu, có ý nghĩa chiến lược về AN-QP và an sinh xã hội tại địa phương. Lãnh đạo UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND thị xã Vĩnh Châu, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và chỉ đạo thực thi biện pháp khẩn trương khắc phục. Tuy nhiên việc xử lý đê biển rất khó, phải thận trọng xem xét những mô hình khác nhau và phù hợp cho từng đoạn đê. Đặc biệt, cần tính đến việc tập trung trồng lại rừng phòng hộ tại các tuyến đê thường xuyên bị sạt lở để giảm thiểu sức tác động của triều cường và sóng biển.
Trước mắt, UBND tỉnh Sóc Trăng đã giao cho UBND thị xã Vĩnh Châu chỉ đạo triển khai, ưu tiên tập trung gia cố những khu vực theo dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng thêm từ đoạn cống 16 đến đoạn K43 & khu vực rọ đá đoạn K41. Sau khi tiến hành nâng cấp đê và chỉnh đốn đầy đủ sẽ tiến hành xây dựng kiên cốhóa vững chắc.
Được biết, tỉnh Sóc Trăng đang trong giai đoạn triển khai dự án đầu tư 430 tỉ đồng xây dựng kiên cố hóa 51,45km đê biển, thời gian hoàn tất vào năm 2020.
Trong đó, đoạn Mỹ Thanh 2 đến Trà Sết thuộc xã Vĩnh Hải có tổng vốn đầu tư 150 tỉ đồng; đoạn từ Trà Sết đến giáp ranh tỉnh Bạc Liêu, vốn đầu tư khoảng 280 tỉ đồng. Dự án thuộc chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quả Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng : sẽ phục vụ trên tuyến thuộc địa bàn Cù lao Dung, Trần Đề và TX Vĩnh Châu trải dài trên 72km và riêng khu vực địa bàn TX Vĩnh Châu có 49KM cần sửa chữa nâng cấp và tác động nặng nề nhất.
Tổng hợp
Xem thêm : may do nong do man gia re