“Tôi rất bức xúc về hành vi của các cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp, họ đang giết dần đồng loại của mình” là chia sẻ của bà Phạm Khánh Phong Lan – PGĐ Sở Y Tế TPHCM. Trong thời gian tới đây, Ban quản lý ATTP TPHCM sẽ kiểm tra, xủ lý nghiêm với các trường hợp vi phạm nhằm tạo chương trình thực phẩm sạch cho công nhân.
Máy đo nồng độ CO2 trong không khí
Thực trạng báo động đỏ
Nhiều cơ sở chế biến thực phẩm kém chất lượng cho công nhân vì lợi nhuận sẽ được kiểm tra và xử lý triệt để.
Các bếp ăn tập thể khi đến được công nhân qua rất nhiều khâu trung gian. Nhiều vụ ngộ độc thức ăn xảy ra với các bếp ăn do không đảm bảo nguồn gốc thực phẩm. Tuy nhiên, bếp ăn quận, huyện quản lý bếp ăn dưới 500 suất; chi cục ATVSTP quản lý bếp trên 500 suất.
Nhiều cơ sở đã tăng mức lợi nhuận khi chọn thực phậm kém chất lượng để chế biến thức ăn cho công nhân. Nên cần giám, sát chặt chẽ và có sự cam kết của chủ doanh nghiệp trong đảm bảo ATVSTP.
Hiện nay, suất ăn của công nhân đã rất thấp, nếu chủ doanh nghiệp không có tâm, tận dụng thực phẩm ôi, thiu rồi chế biến sẽ khiến bệnh tật và ngộ độc xảy ra. Công nhân vẫn ăn, vẫn làm việc nhưng chất độc hại ngấm sâu vào sức khỏe sinh bệnh tật.
Về lâu dài, bà Lan cho biết sẽ có chính sách kiểm soát đầu mối cung cấp thực phẩm, xây dựng chương trình thực phẩm sạch và kiểm soát chặt chẽ thực phẩm ế, thừa cũng như quy trình nuôi và chế biến thực phẩm. Siết chặt bếp ăn tập thể và kiểm soát chặt chẽ hơn VSATTP.
Hình thức xử phạt hiện tại vẫn còn thấp nên vấn đề ATTP tại bếp ăn tập thể đã ở mức báo động đỏ cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp, ngành để xử lý triệt để tình trạng này.
Thực trạng khó giám sát
Nhiều công nhân tại khu công nghiệp tỏ ra lo lắng, hoang mang nhưng cũng không có giải pháp gì. Bởi thời gian nghỉ ngắn, nếu không dám ăn uống sữa với bánh cùng khó khả thi. Tuy nhiên về quy chế giám sát suất ăn công nghiệp cũng chưa cụ thể. Luật quy định là bữa ăn “đầy đủ dinh dưỡng” nhưng thế nào là đủ vẫn là khái niệm mơ hồ.
Doanh nghiệp nào tổ chức bếp ăn tại công ty có thể theo dõi hoặc đổi nhà thầu do phản án của cán bộ công nhân viên nhưng nếu thuê ngoài cũng khó kiểm soát. Do đó, nếu có quy định rõ hơn về dinh dưỡng cho bữa ăn công nhân trong suất ăn công nghiệp với đặc thù từng ngành nghề như bao nhiêu tinh bột, đạm, chất xơ… thì sẽ có cơ chế giám sát rõ ràng, hiệu quả hơn. Đó là những chia sẻ của đại diện công đoàn khu công nghiệp.
Thống kế sơ bộ của Chi cục VSATTPTPHCM, đầu năm 2017 có 7 vị ngộ độc thực phẩm trên địa bàn và các cơ quan chức năng đã xử lý với số tiền phạt gần 500.000 triệu đồng. Tuy nhiên, theo bà Lan, con số này chưa đánh giá đúng tình hình hiện nay. Bởi đó là con số bề nổi, còn những thức ăn kém chất lượng trong suất ăn công nghiệp không biểu hiện tức thời nhưng tích tụ trong người và sinh sôi mầm bệnh trong cơ thể công nhân.