Hàng loạt các vụ “giải cứu” nông sản vừa qua, đặc biệt là giải cứu dưa hấu mang tính thiện nguyện, hỗ trợ, giúp đỡ với người nông dân tại Quảng Ngãi sẽ khiến người nông dân trông chờ và ỷ lại, kịch bản lại có thể lặp lại khiến họ đi vào ngõ cụt.
Máy đo nồng độ co2 trong không khí
Quảng Ngãi hiện có tới 700ha dưa hấu, sản lượng đạt 24.000 tấn. Cây trồng này hoàn toàn không có trong cơ cấu nông nghiệp và không được khuyến khích trồng rộng lớn như vậy. Nhưng vì thấy có lợi trước mắt nên vẫn nhiều nông dân bất chấp ồn ạt đổ đi trồng dưa hấu, không cần biết đến mức tiêu thụ của thị trường sẽ ra sao.
Đến cụ thu hoạch, hàng trăm ha dưa vào vụ nằm la liệt, thương lái bỏ cọc chạy không mua, người nông dân bỏ dưa cho bò ăn. Đầu ra bế tắc, họ lại trông chờ vào đoàn thể, chính quyền “giải cứu”. Tuy nhiên, thói quen này dễ khiến người nông dân ỷ lại và đầy họ tiếp tục vào ngõ cụt trong những lần sau.
Hàng loạt các phương tiện truyền thông, các điểm cầu Hà Nội, các doanh nghiệp, cá nhân, sinh viên… vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ dưa cho bà con. Nhiều người mua với mục dích từ thiện, ủng hộ nhưng chất lượng dưa thực sự không đạt yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, cộng đồng cũng chỉ có thể hỗ trợ cho một phần bà con nông dân, chứ hàng loạt ruộng dưa không người mua, giá rẻ mạt khiến bà con dở khóc, sở cười.
Nhiều bà con nông dân ở xã Phổ Nhơn, Phổ Đức đã bán dưa cho thương lái chỉ 1.000đ/kg. Vậy mà có chỗ còn không có người mua, nhiều hộ đã để dưa hấu cho bò ăn.
Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cũng kêu gọi tổ chức, cá nhân tiêu thụ cho bà con 600 tấn. Big C Việt Nam cũng thu mua 400 tấn tại ruộng và bán giá 4.800đ/kg. Tất cả giải pháp này là tạm thời.
Bí thư tỉnh đoàn Quảng Ngãi, Đặng Minh Thảo cho biết Tỉnh đoàn phát động nhiều lần giải cứu dưa hấu, muối… cho nông dân và diêm dân. Hành động này thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp cục bộ, tạm thời. Quan trọng nhất là người nông dân cần phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản của mình. Đặc biệt với nông sản đã được khuyến cáo không đưa vào quy hoạch và không khuyến khích trồng.
700ha dưa của Quảng Ngãi tập trung ở các huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Sơn Tịnh, Đức Phổ… ước tính sản lượng đạt 24.000 tấn. Bình Sơn là vùng có diện tích trồng dưa hấu lớn nhất. Hiện nay, ngoài dưa hấu, người dân Bình Sơn cũng đang điêu đứng với ớt vì giá giảm sâu và không có đầu ra.
Bài toán “Được mùa, mất giá; được giá, mất mùa” hầu như là kịch bản lặp đi lặp lại thường xuyên không chỉ với người dân Quảng Ngãi mà với cả nên nông nghiệp nước ta. Hiện nay, với việc tự phát và tiêu thụ nông sản “tự bơi” của người nông dân chứ hoàn toàn chưa có sự trợ giúp của cơ quan chức năng nào vào cuộc. Với dưa dấu, Trung Quốc ngừng tiêu thụ, thương lái không mua là nông dân trắng tay.
Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, ông Dương Văn Tô cho rằng, cần xây dựng lại kế hoặc và chiến lược phát triển sản phẩm trên cơ sở lợi thế cây trồng trên địa bàn. Phải có sự gắn kết, liên kết giữa người sản xuất với hợp tác xã và với doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp sẽ là đầu ra, là nơi kết nối với người nông dân thông qua đầu mối là hợp tác xã.
Dưa hấu cùng hàng loạt các mặt hàng nông sản ứ đọng, giá rẻ, bán không ai mua là thực trạng của sản xuất nông nghiệp mà chưa có lời giải. Vụ giải cứu dưa hấu mang tính chất thiện nguyện dễ làm người nông dân trông chờ và ỷ lại và dễ đi vào ngõ cụt. Vì vậy, cần cơ sự định hướng quy hoạch cây trồng, đẩy mạnh sự phát triển liên kết của nhóm, hội, doanh nghiệp… hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định của các cơ quan chức năng và ban ngành địa phương.