Dù vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái tới 27% nhưng trong tháng 5 đã ghi nhận mức tăng trưởng chậm của xuất khẩu thủy sản so với thời điểm những tháng đầu năm.
Thông tin từ VASEP cho biết lũy kế năm tháng đầu của năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 4.6 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 42%.
Tác động ảnh hưởng bởi giá nhiêu liệu tăng
Với mặt hàng cá tra nguyên liệu ghi nhận tại Đồng bằng Sông Cửu Long mức giá tương đối ổn định so với thời điểm trước đó. Thời tiết thuận, giá cá tra giống cũng giảm nên lượng nuôi thả khá lớn. Tháng 5 thu hoạch cá tra ước đạt 134.1 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 9.6%.
Với mặt hàng tôm nguyên liệu cũng ghi nhận mức giá ổn định ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tôm thẻ chân trắng đang vào vụ thu hoạch và đạt kết quả cao với mô hình thâm canh, siêu thâm canh kết hợp ứng dụng công nghệ đã đạt hiệu quả kinh tế cao. Tháng 5/2022 thu hoạch tôm thẻ chân trắng ước đạt sản lượng trên 57,5 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 15,9%; tôm sú ước đạt sản lượng 22,2 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,4%. Tuy nhiên hiện thời tiết đang bất lợi trong nuôi tôm do mùa đầu mùa năm nay sớm hơn những năm trước có thể gây ảnh hưởng đến sản lượng những tháng tiếp theo.
Với cá Nam bắt đầu vào vụ đánh bắt từ tháng 5 nhưng ngư dân gặp khó bởi giá nhiên liệu tăng cao. Chi phí đánh bắt thủy sản xa bờ tăng mạnh. Sản lượng khai thác tháng 5 ước đạt 341.3 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 0.7%.
Xuất khẩu có đấu hiệu “hụt hơi”
Sau khi lập kỷ lục vào tháng 4 với con số trên 1.1 tỷ USD, mức tăng trưởng tới 50% thì sang tháng 5, xuất khẩu đã có vẻ chững lại. Dù vậy so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng cao hơn 27%.
Nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản không đạt kỳ vọng trong tháng 5 nằm ở mặt hàng tôm. Giá trị xuất khẩu của tôm tháng 5 chỉ còn 416 triệu USD, chỉ tăng 19% trong khi tháng 4 trước đó tăng tới 47%. Thời tiết không thuận cộng thêm nhiều yếu tố tác động khiến mặt hàng nguyên liệu tôm còn dự báo có khả năng tiếp tục sụt giảm trong các tháng tới.
Với cá tra cũng vậy, tháng 5 mặt hàng này xuất khẩu chỉ đạt 245 triệu USD, tăng 65% nhưng vẫn ghi nhận thấp hơn so với tháng 4.
Cá ngừ ghi nhận mức xuất khẩu trong tháng 5 đạt trên 93 triệu USD, vẫn giữ mức tăng trưởng cao 41%.
Với các mặt hàng hải sản khác như mực, cua ghẹ, bạch tuộc, nhuyễn thể có vỏ xuất khẩu ghi nhận dù có tăng so với cùng kỳ năm trước so với tháng trước đó thì đều thấp hơn.
Tác động từ căng thẳng giữa Nga và Ucraine chưa có hồi kết gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong đó nguyên nhân chính là giá xăng dàu ngày càng tăng cao khiến ngư dân không muốn ra khơi đánh bắt. Chi phí tăng cao, ngư dân không đánh bắt đẩy nguyên liệu hải sản trở nên khan hiếm. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chế biến xuất khẩu của doanh nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Được mùa trúng giá, vải thiều đem lại “độc đắc” cho lão nông
+ Hướng tới sử dụng phương tiện chạy nhiên liệu sạch, TPHCM có kế hoạch gì?