Ghi nhận trong hôm nay, ngày 19/7, tại Đồng bằng Sông Cửu Long, giá mít thái (loại mít Kem lớn) tăng 1.000 đ/kg so với chiều tối qua, mít Kem nhỏ vẫn giữ nguyên giá.
Cụ thể, tỉnh Tiền Giang ghi nhận các vựa thu mua mít Kem lớn có giá là 11.000 đ/kg (tăng thêm 1.000 đ/kg), mít Kem nhỏ có giá dao động khoảng 5.000 đ/kg (giữ nguyên mức giá).
Tại vựa mít Lên 68, xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, Tiền Giang báo giá mít Kem lớn là 11.000 đ/kg, mít Kem nhỏ 5.000 đ/kg. Vựa mít Thành 88, xã Mỹ Hội, huyện Cái Bè, Tiền Giang cũng báo giá tương tự, đồng thời cho biết gần đây dễ lấy hàng hơn.
Cũng tại tỉnh Tiền Giang, nhiều thương lái buôn vào vườn cắt mít Kem lớn chỉ có giá từ 9.000 đến 10.000 đ/kg, mít Kem nhỏ có giá chỉ từ 3.000 đến 4.000 đ/kg.
Các vùng lân cận như Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ cũng ghi nhận được giá mít Thái tại các vựa hôm nay cũng tăng lên 1.000 đ/kg so với hôm qua.
Các vựa thu mua mít Kem tại các tỉnh thành này cho biết, giá mít Kem lớn dao động từ 9.000 đến 10.000 đ/kg, giá mít Kem nhỏ rơi vào khoảng 4.000 đ/kg. Các thương lái buôn cắt mít tại vườn báo giá mít Kem lớn 7.000 đ/kg, mít Kem nhỏ từ 2.000 đến 3.000 đ/kg.
Còn giá mít chợ chưa ghi nhận bất kể sự thay đổi nào. Các vựa thu mua mít chợ loại 1 giá 4.000 đ/kg, mít chợ loại 2 giá 2.000 đ/kg, mua xô là 3.000 đ/kg. Giá mít chợ loại 1 cắt tại vườn là 3.000 đ/kg, loại 2 là 1.000 đ/kg.
Hiện tại cũng là mùa mưa lũ tại Đồng bằng Sông Cửu Long, mực nước mưa dâng lên cao. Tại nhiều vườn mít có lên mô thấp xảy ra tình trạng cây mít kết trái nhưng vẫn thối rễ, lá vàng, dẫn đến nhiều cây dần trở nên kiệt sức, cạn dinh dưỡng. Vậy phải giải quyết như thế nào với tình trạng này?
Người dân có nhiều cách khác nhau để có thể xử lí tình trạng này triệt để. Tuy nhiên, cách được người dân sử dụng nhiều nhất thường là hút nước ra khỏi vườn bằng mọi cách hoặc cắt hết trái xuống.
Anh Lê Hữu Thọ, ngụ tại xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho hay: “Cây mít xuất hiện hiện tường thối rễ, lá vàng do ngập nước sẽ có hiện tượng rụng lá cây, khiến sự quang hợp tự nhiên của chúng bị cản trở, còn phần rễ đã hư hại nên sẽ rất nhanh kiệt sức, cạn dinh dưỡng. Do vậy phải cắt bỏ trái ngay lập tức, rồi phun thuốc dưỡng rễ lên, kích thích rễ tạo ra rễ mới để cây có cơ hội phục hồi dần”.
Cũng theo anh Thọ, khi xảy ra tình trạng như vậy, cây mít rất yếu, dường như không còn sức chống chọi nên buộc nông dân phải mạnh dạn cắt bỏ trái không được tiếc mà giữ lại, thậm chí còn phải cắt bỏ một số cành cây nếu cây bị hư hại nặng. Đến khi cây phục hồi hoàn toàn mới để trái lại.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
+ Đặc sản ngó sen thân trắng ẩn dưới bùn ao