Giá lúa gạo khu vực ĐB SCL trong tuần qua nhìn chung tăng nhẹ trở lại so với trước đây.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, đồng loạt giá các loại lúa đều tăng so với tuần trước. Đơn cử, lúa Nàng Hoa 9 có giá từ 6.400 đến 6.500 đ/kg, tăng lên 300 đ/kg; lúa OM 18 có giá từ 6.000 đến 6.100 đồng/kg, tăng 100 đ/kg; lúa IR 50404 dao động ở mức từ 5.500 đến 5.700 đ/kg, tăng 100 đ/kg; riêng OM 5451 có giá từ 5.800-6.000 đồng/kg, giữ nguyên mức giá ban đầu.
Giá các loại gạo ở An Giang vẫn tiếp tục trên đà ổn định. Giá gạo Hương lài là 19.000 đ/kg, gạo Sóc Thái 18.000 đ/kg, gạo Nàng Nhen 20.000 đ/kg, gạo Nàng Hoa 17.500 đ/kg, gạo trắng thông dụng 14.000 đ/kg, gạo thơm thái hạt dài từ 18.000 đến 19.000 đ/kg; gạo Jasmine từ 15.000 đến 16.000 đ/kg; gạo thường từ 11.500 đến 12.500 đ/kg.
Mới đây, gạo ST25 mang thương hiệu A An được CTCP Tập đoàn Tân Long xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản. Toàn bộ số gạo sẽ được Công ty Suntomi International nhập khẩu và phân phối tại các siêu thị và cửa hàng.
Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Giám đốc CTCP Tập đoàn Tân Long cho biết, công ty đã thành công đưa thị trường Nhật Bản vào kế hoạch xuất khẩu cách đây một năm, thời điểm lần đầu tiên gạo ST25 được ra mắt tại thị trường nội địa. Tham gia vào thị trường Nhật Bản với mong muốn tiếp cận đối tượng khách hàng cụ thể cũng như lựa chọn đối tác phân phối bán lẻ uy tín, doanh nghiệp không hề đặt nặng về vấn đề số lượng.
Bên cạnh đó, CTCP Tập đoàn Lộc Trời cũng thông tin, trong tháng 6/2022, đơn vị đã xuất khẩu gần 500 tấn gạo sang thị trường châu Âu với thương hiệu riêng: “Cơm Việt Nam Rice”.
Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, tính đến nay, Tập đoàn Lộc Trời đã xuất khẩu trên dưới 30.000 tấn gạo sang châu Âu. Tuy nhiên, các lô gạo trước đó chỉ được phân phối, xuất khẩu dưới thương hiệu của đối tác các nước sở tại. Đây là lần đầu tiên gạo của CTCP Tập đoàn Lộc Trời tham gia sản xuất được xuất khẩu sang châu Âu với thương hiệu của riêng mình.
Việc các doanh nghiệp đáp ứng tốt thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường, đặc biệt với thương hiệu riêng của chính doanh nghiệp Việt đã góp một phần công sức vào việc nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của lúa gạo và nông sản Việt trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu tuần qua lại giảm từ mức 418 đến 423 USD/tấn so với tuần trước. Nguyên nhân được cho là do nguồn cung trong nước tăng cao, nhất là khi đang trong hoạt động thu hoạch.
Trái lại với giá gạo xuất khẩu nước ta, nhu cầu đối với gạo Ấn Độ tăng mạnh trong tuần này. Tại Ấn Độ, giá gạo 5ưtuần này không có sự thay đổi so với tuần trước, giữ nguyên mức giá từ 355 đến 360 USD/tấn. Nguyên nhân được ghi nhận là do đồng rupee giảm giá trị, Bangladesh cắt giảm thuế nhập khẩu dẫn đến gạo Ấn Độ trở nên hấp dẫn hơn so với gạo của Thái Lan và Việt Nam,.
Trong khi đó, tại Thái Lan, giá gạo giảm đi so với tuần trước. Nhu cầu về gạo đang tăng nhưng không nhiều. Trước tin tức gạo của Ấn Độ rẻ hơn gạo Thái Lan, thị trường gạo nước này cũng rơi vào trầm lắng. Nông dân Thái Lan kỳ vọng sản lượng gạo sẽ cao trong năm nay, nhưng họ lại phải chịu áp lực từ chi phí phân bón tăng cao.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
+ Truy tìm “lối thoát” cho việc tiêu thụ nông sản
+ Trứng ba ba – “thần dược” cho nam giới đột ngột giảm giá mạnh