Quý I năm 2022 trên địa bàn tỉnh Long An ghi nhận số vụ buôn lậu đường bị bắt giữ lên tới con số 51, so với năm 2022, con số này tăng cao gấp đôi. Ở nhiều địa phương khác trên cả nước, thực trạng này cũng không kém phần nhức nhối.
Thông tin mới nhất từ BCD389 của tỉnh Long Anh cho biết chỉ riêng Quý I.2022, đơn vị chức năng của tỉnh đã xử lý tới 51 vụ buôn lậu liên quan đến đường cát trắng.
Trong bối cảnh tình hình buôn lậu tại các tuyến biên giới của tỉnh đã được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ. Cơ bản đã kìm chế ổn định, không gây thêm các tụ điểm nóng, phức tạp.
Thế nhưng đường lậu vẫn là mặt hàng bị luồn lách buôn lậu vô cùng phức tạp trên địa bàn Long An.
Vào thời điểm cuối tháng 2.2022, phía Quản lý thị trường số 6, Cục quản lý thị trường tỉnh đã tiến hành mật phục trên trục đường KT3, địa phận Hưng Thạnh, Tân Hưng bứt giữ một xe ô tô tải trên đó chở 200 bao đường cát sản xuất tại nước ngoài (loại 50kg/bao), tương đương với 10.000kg đường.
Các đối tượng vận chuyển đường lậu này lợi dụng sơ hở của phía cơ quan chức năng đi tuần tra đã mướn những cư dân địa phương chia thành các bao nhỏ vác qua biên giới. Sau đó nhanh chóng tập kết lên xe ô tô cũng như cả xe gắn máy chuyển vào tiêu thụ tại thị trường nội địa. Quá trình tiến hành chuyển đường lậu vào được các đối tượng thuê người dàn khắp địa bàn bên đường ảnh giới để phát tín hiệu khi thấy cơ quan chức năng.
Ngoài địa bàn Long An, nhiều tỉnh thành khác cũng ghi nhận thực trạng nhức nhối với vấn nạn buôn bán đường cát nhập lậu. Trên địa bàn Đồng Nai ghi nhận chỉ tháng 3 với 2 vụ buôn lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ thì công an Long Khánh cũng đã thu giữ tơi trên 24 tấn đường cát sản xuất tại nước ngoài, đường lậu không hề có bất kỳ tam nhãn phụ nào bằng tiếng Việt.
Phía cơ quan chức năng cho biết trong suốt những năm qua, các đối tượng buôn lậu nói chung và buôn lậu đường cát nói riêng sử dụng những thủ đoạn vô cùng tinh vi, phức tạp, gây khó kiểm soát cho lực lượng chức năng.
Ngoài những vụ buôn lậu đường “khủng” với số lượng lớn bị cơ quan chức năng phát hiện thì thủ đoạn phổ biến là chúng chia nhỏ đường vào bao, giả là đường Việt và dùng giấy tờ hợp pháp để tuồn vào nội địa. Những thông tin trên bao bì bị xóa sạch nên cơ quan chức năng không thể phát hiện đó là đường không có xuất xứ nguồn gốc…
Thông tin từ Hiệp hội Mía đường cho biết những vụ việc buôn lậu đường bị phát hiện chỉ là con số rất nhỏ trong các hoạt động buôn bán đường lậu. Bởi đường Thái Lan giá rẻ xuất hiện tràn ngập trên thị trường.
Để ngăn chặn đường lậu đột lốt, gắn nhãn đường Việt, phía BCD389 yêu cầu truy xuất nguồn gốc thành bắt buộc với mặt hàng đường tại mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh đường.
Truy xuất cần có sự hỗ trợ công nghệ như mã QR code nhằm đảm bảo phía cơ quan chức năng có thể dễ dàng nhanh chóng nhận diện xuất xứ và tính hợp pháp của hàng hóa. Cùng với đó cần ngăn chặn tình trạng lợi dụng những hóa đơn mua bán đường trong nước sử dụng quay vòng qua mắt lực lượng chức năng hay hóa đơn thanh lý đường nhập lậu…
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Thị trường thủy hải sản biến động mạnh tại khu vực miền Tây
+ Nông dân Quảng Nam điêu đứng khi dưa hấu héo dây, thối quả