Nước ta là một trong những nước được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn dược liệu vô cùng trù phú, có tên trong bản đồ dược liệu thế giới. Tuy nhiên, dược liệu Việt đang bị “luộc” tinh chất do bán thô và nhập sản phẩm đã tinh chế với giá ‘trên trời”.
Dược liệu đang dần cạn kiệt
Vừa qua, trong hội thảo về dược liệu thiên nhiên, Bộ trưởng Bộ y tế đã đề cập đến nguồn gốc xa xưa của nền Y học cổ truyền đã sử dụng dược liệu phòng chống bệnh rất hiệu quả. Nhiều dược liệu trà hay các gia vị hành, tỏi, gừng, không chỉ dùng trng bữa ăn mà còn chữa bệnh rất hiệu quả.
Nhưng chưa có những quy hoạch chỉn chu cho cây dược liệu, nhiều cây quý bị khai thác bừa bãi dẫn đến nguy cơ dần cạn kiệt. Những loại dược liệu quá được bảo vệ sẽ đem đến thu nhập tốt cho người dân, giúp họ xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Bộ trưởng cũng thông tin, ngành cũng chỉ đạo nhiều văn bản về việc kết hợp Đông – Tây y trong điều trị bệnh. Đặc biệt là có cả đề án bảo tồn và phát triển ngành dược tới năm 2030 bền vững với việc gắn liền dược liệu công nghiệp; khai thác những tinh túy tiềm ẩn trong cây thuốc ở mọi chu trình trồng, hái, phân phối, chế biến dược liệu quý thành thuốc tân dược, y học cổ truyền và các thực phẩm bổ dưỡng, mỹ phẩm thiên nhiên vừa bảo vệ sức khỏe lại mang đến thu nhập tốt cho người dân.
Luật mới cũng đưa ra khuyến khích mọi đơn vị kinh doanh trng và ngoài nước tập trung phát triển dược liệu để có những nguyên liệu cung cấp cho toàn thế giới.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia trong hội thảo đã cho hay về công tác phát triển dược liệu nước ta gặp những vấn đề bất cập, dẫn đến nguy cơ bị cạn kiệt nguồn tài nguyên. Đặc biệt là thực trạng thực trạng thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua dược liệu thô giá rất rẻ nhưng khi về nước sử dụng công nghệ cao chế biến rồi bán lại giá “trên trời” cho chúng ta. Còn chưa kể đến nhiều loại dược liệu đã bị “luộc” tinh chất trước khi sang Việt Nam. Do đó, chúng ta là nơi nhận lại “xác” dược liệu, chất lượng thấp, thậm chí là “rác” mà nước bạn vứt đi nên không cho hiệu quả trị bệnh cao.
Hướng phát triển bền vững
Thế giới đã và đang hướng đến xu thế sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên trong phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Vừa giúp người trồng dược liệu thu nhập cao, xáo đói giảm nghèo.
Theo lãnh đạo Vụ Y học cổ truyền, nguồn dược liệu có tác dụng vô cùng hữu ích. Không chỉ sử dụng trong ngành y dược mà còn có tác dụng lớn làm thực phẩm, thực phẩm chức năng, hương liệu, mỹ phẩm…
Nước ta đang xây dựng được 7 vùng phát triển dược liệu là Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum với nguồn phong phú.
Tại Ninh Bình, đinh lăng tập trung với sản lượng hàng năm thu 9 triệu đồng/ha cùng nhiều loại cây đương quy, ích mẫu, trạch tả… Thu nhập mang đến cho người dân cao gấp 3-10 lần so với việc trồng lúa. Ngoài ra, cây tả tại tỉnh cũng cho sản lượng 2.000 tấn mỗi năm và cho xuất khẩu ra cả thế giới.
Tỉnh Thái Bình, cây hòe là cây dược liệu cho sản lượng lớn, nghìn tấn mỗi năm và xuất khẩu ra cả thế giới. Do đó, Bộ Y tế ra chỉ thị hạn chế nhập khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước. Dược liệu này tốt cho người cao huyết áp.
Bắc Ninh có thế mạnh trong trồng nghệ, các sản phẩm có hàm lượng curcumin đã phụ tốt công cuộc chăm sóc sức khỏe, phòng chống hiệu quả bệnh ung thư.