Trải qua một năm 2021 ghi nhận với không ít những biến động từ đại dịch, hàng hóa biến động giá cả, chuỗi cung ứng liên tục đứt gãy… thị trường tài chính vẫn ghi nhận những dấu hiệu khả quan, đảm bảo nguồn cung ứng vốn cho toàn bộ nên kinh tế. Năm 2022, dự báo có nhiều khởi sắc tuy nhiên cũng không ít thách thức.
Quy mô của tài chính trong nước thể hiện ở 3 khu vực chính gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Theo số liệu hết năm 2021 ghi nhận đạt khoảng 300% GDP. Ngân hàng đóng vai trò chủ đạo với khoảng 57,2%.
Vượt khó thành công
Qua báo cáo thị trường tài chính trong nước 2021 cho thấy thị trường đã có những bước vượt khó thành công.
Những khó khăn mà thị trường gặp phải đó là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu; hoạt động phân bổ vaccine trên thế giới không đồng đều khiến việc chấp nhận mở cửa diễn ra chậm hơn; tiến trình phục hồi của nền kinh tế có sự lệch pha; áp lực lạm phát… Cùng với nhiều vấn đề cố hữu tồn tại trong nền kinh tế như thu ngân sách thiếu bền vững; nợ xấu đang gia tăng…
Trước những tác động rào cản đó, hoạt động kinh doanh của phía tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán và bảo hiểm đều duy trì tăng trưởng tích cực. Trong đó đáng kể đến là ngành ngân hàng thể hiện vai trò trụ cột chính rõ ràng khi dẫn vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân kịp thời.
Một chuyên gia kinh tế đã nhận định thị trường tài chính trong nước hòa chung cùng xu thế của thế giới đã duy trì trụ vững và ghi nhận mức tăng trưởng khá. Sang năm 2022, chuyên gia nhận định thị trường sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh. Nền kinh tế phục hồi do đại dịch dần được kiểm soát; đầu tư công cũng được Chính phủ đẩy mạnh chỉ đạo quyết liệt. Thêm nữa là hoạt động chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Khó khăn tiềm ẩn
Dù những tín hiệu đang khởi sắc nhưng thị trường tài chính cần lưu ý đến những rủi ro dễ gặp phải có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển.
Lạm phát tăng gây khó cho chính sách tiền tệ. Hoạt động điều hành trong thế tiến thoái lưỡng nan: nếu tăng lãi suất sẽ giúp kiểm soát lạm phát nhưng lại khiến giảm đà phục hồi của kinh tế.
Rủi ro trong thanh toán gia tăng. Do tác động từ xung đột Nga – Ukraine khiến giá cả nhiều mặt hàng biến động mạnh cùng chuỗi cung ứng đứt gãy và hoạt động thanh toán, hợp tác đầu tư cũng bị gián đoạn.
Tốc độ phát triển chung của thị trường tại chính mạnh khiến các khung pháp lý đang dần hoàn thiện nhưng chưa theo kịp.
Rủi ro trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ như tội phạm tài chính, nguy cơ mất an ninh mạng… gia tăng.
Với những rủi ro mà thị trường tài chính Việt Nam gặp phải bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Quá trình phát triển thị trường là cần thiết và cần có sự kiến tạo phát triển song hành với kiểm soát rủi ro hiệu quả.
Trên đây là những phân tích nhận định về thị trường tài chính 2022.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ “Bão” nhiên liệu “ăn mòn” lợi nhuận của hàng không Việt