Không riêng gì tại Hải Dương, mùa vải thiều năm nay tại thủ phủ Bắc Giang chắc chắn sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Thởi điểm này dù người nông dân đã áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật nhưng tỷ lệ ra hoa của cây chỉ đạt được 30-35% diện tích. Hàng ngàn hộ dân trồng vải tại các tỉnh này đang đối mặt với nguy cơ không thể lấy lại vốn, thậm chí còn thiệt hại nặng do thua lỗ.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Dấu hiệu buồn…
Trao đổi với PV chúng tôi, bà Lương Thị Kiểm, TP trồng trọt Sở NN&PTNT Hải Dương bày lỏ nỗi lo lắng khi chỉ có chừng 2.000ha vải chính sớm trong toàn tỉnh đạt tỉ lệ ra hoa 90%, số còn lại 8.500ha vài thiều còn lại trong mùa này có nguy cơ cho tỉ lệ “điếc” lên đến 70%. Mặc dù người trồng vải đã dùng mọi biện pháp kích thích, chăm bón, áp dụng khoa học kỹ thuật cho vải ra hoa nhưng những vùng có tỉ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 60-70% và cũng chỉ vẻn vẹn được chừng 100ha may mắn đó. Qua đó, tính bình quân thì 8.500ha vải thiều chỉ chiếm 30-35% có tỉ lệ ra hoa.
Ông Đỗ Gia Mừng, một nông dân trồng vải ở xã Hoàn Hoa Thám, Chí Linh chỉ vào vườn vải bắt đầu đơm hoa kết trái mà không giấu nổi vẻ mặt buồn bã, cho biết: Trênđịa bàn thị xã ông, những hộ gia đình có diện tích vườn vải đạt 2ha như gia đình ông là thuộc diện “có máu mặt”. Thế nhưng mùa vải năm nay, 2ha ấy cũng chỉ cho tỉ lệ ra hoa đạt 30%, một tỉ lệ thấp đến giật mình.
Ông cho biết mùa vải 2016, tỉ lệ vải ra hoa đạt 100%, vườn vải của gia đình ông thu hoạch 20 tấn quả. Trừ hết mọi chi phí đầu tư, lãi ròng đạt được khoảng 100 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay với tỉ lệ hoa này, sản lượng may ra cũng chỉ được 3 tấn quả.
Không khác Hải Dương là mấy, không khí ảm đạm cũng bao trùm lên các hộ gia đình trồng vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang khi tỉ lệ vải ra hoa cũng không khá hơn gì. Một gia đình nông dân trên địa bàn cho biết, ngay khi bắt đầu vải vào thời kỳ ra nụ, gia đình ông đã vặt lá, tỉa lộc cho cây dồn sức đơm bông nhưng tỉ lệ hoa vẫn vô cùng thấp.
Ông Phan Văn Hoành – Chi cục trưởng Chi cục BVTV (thuộc Sở NN&PTNT Bắc Giang) chia sẻ, với tỉ lệ ra hoa này, năm nay vải chỉ đạt khoảng 40%, người trồng vải chắc chắn khó có thể lãi, thậm chí còn thua lỗ.
Tại toàn tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải năm nay dự báo cũng có khả năng sụt giảm tới 50% so với vụ năm ngoái.
Mất mùa, giá vải có cao?
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về tỷ lệ vải ra hoa ít, cây sẽ tập trung nuôi quả nên vải sẽ to, đẹp, mọng nước, bà Kiểm cười buồn nói: Vải có đặc tính hoàn toàn khác các loại cây khác, cành nào đã ra hoa thì cho quả rất sai, còn cành không hoa thì lộc lại rất tốt, coi như “điếc” cả cành. Do đó, dù ít nhưng dinh dưỡng lại chưa chắc dồn cho quả nên lạc quan về quả to, đẹp sẽ là chủ quan. Trước tỉ lệ ra hoa này, sản lượng vải năm nay chỉ đạt khoảng 30.000 tấn, giảm 10.000 tấn so với năm trước.
Ông Hoành cũng chia sẻ, với trồng trọt, công nghệ chỉ hỗ trợ phần nào còn bà con phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhiều khi thời tiết đã mang đến kết quả “trái khoáy”.
Ông Mừng thì lo lắng về giá cả vải cũng khá bấp bênh, không hẳn sản lượng năm nay thấp có thể không khiến cung vượt cầu nhưng giá thì chưa chắc đã tốt. Vì thời điểm vải chín đồng loạt chỉ trong 1 tháng, bán không kịp thì giá rớt rất nhanh. Năm 2016, đầu vụ người dân còn bán được 20.000đ/kg nhưng giữa vụ giá rớt chỉ còn 10.000đ/kg. Đối với vải loại 2 còn giảm chỉ còn 5-7 nghìn đồng.
Hiện các cấp thẩm quyền của Bộ, Viện đã cử các đoàn công tác về hai tỉnh tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục. Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các vườn vải đều chưa ra hoa, phát lộc, các cành vẫn ở trạng thái ngủ. Đặc biệt, quy trình chăm sóc đã rất chu đáo nhưng vải vẫn bị “điếc”.
TS Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu rau quả cho rằng, mùa đông năm nay ấm hơn, không xảy ra rét đậm kéo dài, nắng âm xen kẽ thường xuyên. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến quá trình phân hóa mầm hoa vải gặp trở ngại