- Biện pháp phòng vệ tạm thời trong ngành thép đã được thông qua
- Ngành khái thác khoáng sản “trốn thuế”
- Chính sách ưu đãi cho các dòng xe công Việt Nam
- Các công ty Thép Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phá sản
Theo một số chuyên gia nhận định, năm 2015 bản đồ ngành công nghiệp Dệt may thế giới đã có những sự chuyển biến và thay đổi lớn. Cụ thể là số lượng xuất khẩu ngành dệt may của các nước Đông Nam Á vào EU tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng
Có rất nhiều yếu tố làm thay đổi tấm bản đồ đó, nhưng nhìn chung ta có thể thấy được nền kinh tế thế giới đang có biến động do sư tăng giá của đồng USD so với euro, giá dầu mỏ thế giới giảm mạnh, nhiều hiệp định, hiệp ước thương mại được kí kết cùng với đó là chi phí lương cho nhân công tăng cao,…vì thế không khó để chúng ta thấy được việc tất yếu các doanh nghiệp dệt may thế giới đang dần mở rộng thị trường ở Đông Nam Á
Hiện nay Trung Quốc vẫn đang là quốc gia nắm giữ số lượng xuất khẩu ngành Dệt may lớn vào thị trường Châu Âu. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng và sự cạnh tranh gây gắt từ những biến động của kinh tế thế giới nên hiện nay Trung Quốc đã không còn là thị trường xuất khẩu béo bở đối với các nước phương Tây. Trong khi đó Châu Âu lại đang có xu hướng chuyển dần sang các đối tác là các nước Đông Nam Á
Vào năm 2015, tỷ giá của đồng USD tăng cao so với đồng euro, có những thời điểm đồng USD tăng lên hơn 20% so với đồng euro. Đây là một trong những nguyên nhân lớn tạo ra sự thay đổi cục diện của ngành Dệt may. Khi đồng USD tăng cao đồng nghĩa với việc giá của các sản phẩm may mặc tại thị trường (EU) tăng cao vì các sản phẩm này được xuất khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Bangladesh hay Campuchia, nơi mà các sản phẩm xuất khẩu đều giao dịch bằng đồng USD. Do đó, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may từ Trung Quốc vào liên minh Châu Âu (EU) giảm về số lượng nhưng lại tăng về giá trị (tăng 7% so với cùng kì năm 2014).
Theo một cuộc điều tra do Viện thời trang Pháp (IFM) thực hiện vào cuối năm 2015, 64% doanh nghiệp phân phối nhận định rằng do sự ảnh hưởng từ việc đồng ngoại tệ, cụ thể là đồng USD tăng sẽ khiến cho giá bán lẻ của các sản phẩm may mặc, dệt may tăng cao, vì thế họ có ý định giảm bớt hoặc ngừng hẳn việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước giao dịch bằng đồng USD. Trong khi đó 49% các doanh nghiệp còn lại khẳng định rằng chắc chắn họ sẽ giảm số lượng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia và thay thế bằng các thị trường mới ở Đông Nam Á vào năm 2016.
Tuy vậy, một cuộc nghiên cứu của một chuyên gia Pháp cho rằng, Trung Quốc vẫn nắm giữ được vị thế là một quốc gia xuất khẩu Dệt may lớn nhất vào thị trường Châu Âu năm nay. Theo số liệu báo cáo cho hay kim ngạch ước tính 24 tỷ euro trong 10 tháng (từ tháng 1-10) của năm 2015, vượt xa các nước tiếp theo là Bangladesh (hơn 9 tỷ euro), Thổ Nhĩ Kỳ (gần 8 tỷ euro), Ấn Độ và Campuchia. Đồng USD tăng giá không gây ra bất kỳ hiệu ứng nào đối với Mỹ, do đó đây là thị trường duy nhất mà nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc không giảm sút về số lượng.
Như đã nói ở trên, ngoài yếu tố sự tăng giá của đồng USD, việc giá dầu thế giới giảm mạnh cũng tác động đến việc làm thay đổi cục diện của ngành xuất khẩu dệt may của thế giới. Giá dầu thế giới giảm làm cho giá các sợi tổng hợp (hiện chiếm hơn 60% tiêu thụ vải sợi trên toàn cầu) trở nên hấp dẫn hơn. Nhờ hiệu ứng domino, giá dầu thấp đẩy nhu cầu sợi cotton xuống, kéo theo giá của sản phẩm này cũng giảm theo. Mặc dù giá dầu giảm chỉ ảnh hưởng đến dây chuyền cung ứng sản phẩm tuy nhiên nó lại tác động đến toàn bộ mặt hàng.
Chi phí nhân công tăng cao là một trong những yếu tố dẫn đến việc các tập đoàn thế giới chuyển sang thị trường mới như Đông Nam Á. Trung Quốc là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cực kì nhanh trong vòng 10 năm trở về đây, kéo theo đà phát triển kinh tế là mức sống tăng cao, chính vì vậy mức lương chi trả cho nhân công ở thị trường này tăng nhanh chóng, có thời kì mức lương tăng từ 3,5%-4%. Dự báo trước được tình hình này vì vậy các tập đoàn dệt may thế giới đang dần dần chuyển qua hợp tác với các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Myanmar, Lào,… nơi mà có nguồn lao động dồi dào, phát triển và chi phí nhân công lại thấp. Bị hấp dẫn bởi nguồn chi phí công nhân thấp nên giới công nghiệp Trung Quốc đang đầu tư và cho xây dựng nhiều nhà máy sản xuất hàng may mặc tại Campuchia.
Cũng như vậy đứng trước một miếng mồi béo bở về khoản chi phí nhân công rẻ và nắm bắt được xu thế thị trường thế giới nên các tập đoàn Trung Quốc đã cho xây dựng khá nhiều nhà máy, doanh nghiệp tại các nước Châu Phi để tận dụng triệt để nguồn lực lao động lớn mạnh tại đây
Ông Jean-Francois Limantour, Chủ tịch Hiệp hội lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may vùng châu Âu-Địa Trung Hải (Cedith) tất yếu cho việc ngành xuất khẩu Dệt may thế giới đang chuyển dần từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, sắp tới đây thị trường xuất khẩu vào châu Âu sẽ xuất hiện “ba con rồng, có những hàm răng dài, háu ăn và sức sống rất mãnh liệt” là Việt Nam, Campuchia và Myanmar
Mặc dù những năm trở lại đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến động do chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng số lượng hàng hóa ngành dệt may xuất khẩu cũng tăng qua các năm, đã tăng từ 222%-445%.Trong ba đến bốn năm nữa Việt Nam, Campuchia, Myanmar,…sẽ ký kết thêm nhiều hiệp ước và hiệp định thương mại quốc tế, chính nó sẽ tạo điều kiện thuận mở ra một con đường hội nhập cho toàn nền kinh tế của ba nước này nói chung.
Việt Nam đã ý hiệp định thương mại với EU, theo đó trong vòng 10 năm tới chúng ta sẽ được tự do xuất khẩu sản phẩm ngành Dệt may vào thị trường EU mà không phải đóng thuế Hải quan. Ngoài ra chúng ta sẽ được tạo điều kiện hết sức để ký kết hợp đồng với các quốc gia Châu Âu, bên cạnh đó hàng năm số lượng lượng vải nhập khẩu vào Việt Nam không còn bị đánh thuế nữa.
Trong khi đó, Campuchia và Myanmar còn nhận được nhiều ưu đãi hơn chúng ta, họ được miễn thuế cho bất kỳ loại hàng hóa hóa nào “ngoại trừ vũ khí”, do đó có thể xuất khẩu với thuế suất bằng không bất kể là hàng hóa đó được nhập từ quốc gia nào trên thế giới.
Trong khi các nước Đông Nam Á đang được hưởng rất nhiều lợi ích từ các bản ký kết hiệp định thương mại thế giới, thì các nước Bắc Phi đang phải đối mặt với một số khó khăn nhất định từ nguồn hàng đầu ra, khi mà số lượng nhập khẩu hàng hóa của EU với các nước ở Bắc Phí giảm sút mạnh vào năm 2015. Bên cạnh đó lí do chính trị nên Tunisia và Maroc còn gặp phải những trở ngại về việc xuất hàng hóa đi, khu công nghiệp của Tunisia nằm cạnh biên giới với Syria bất ổn.
Kieutruc