Trước những tác động ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất cho khoản vay hiện tại của doanh nghiệp đến hết năm 2021.
Thống nhất về giảm lãi suất được thể hiện trong cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội ngân hàng hồi đầu tháng 7 vừa qua. Theo đó có đến 16 ngân hàng đồng thuận giảm lãi vay cho doanh nghiệp gồm: Vietcombank, Vietinbank, Aggribank, BIDV, Techcombank, MB, SHB, VP Bank, VIB, LiebVietPostBank, TP Bank, Sacombank, Seabank, MSB, ACB, HDBank.
Đại diện Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng chia sẻ dù thời điểm hiện tại giảm lãi suất là việc khó nhưng cần sự chia sẻ của phía ngân hàng với doanh nghiệp.
Về phía các ngân hàng cho biết sẽ không giảm lãi suất theo mức “cào bằng”. Phía Techcombank cho biết thay vì giảm cào bằng đồng loạt, ngân hàng tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng thiết yếu phục vụ kinh tế, doanh nghiệp có số lao động lớn.
Còn các doanh nghiệp hoạt động lãi lớn hiện nay như bất động sản, các doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu hoặc những cá nhân vay tiền ngân hàng mua ô tô… thì sẽ không nhận hỗ trợ lãi suất, đại diện ngân hàng thông tin.
Trong cuộc họp, đại diện phía ngân hàng Agribank cho biết cũng đã họp và thống nhất thông qua phương án giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Mức giảm lãi suất cho vay sẽ được bàn bạc dao động từ 0.5-25%. Tính trung bình sẽ giảm lãi suất 1%, đại diện Agribank chia sẻ.
Phía MB bank cũng cho biết sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng không có doanh thu hoặc doanh thu giảm như lĩnh vực dịch vụ, lưu trú… mức giảm tối thiểu là 1%. Cùng với đó hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và những cá nhân có khoản vay trả góp từ lương.
Một số ngân hàng khác tiến hành xin ý kiến cổ đông bởi phương án giảm lãi cho vay cũng gây ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng.
Phía LienvietPostBank chia sẻ với tổng dư nợ của ngân hàng chừng 191.000 tỷ đồng, khi giảm bình quân 1% năm thì lợi nhuận của phía ngân hàng sẽ giảm chừng 600 tỷ đồng.
Còn với Sacombank, con số tổng dư nợ ước 350.000 tỷ đồng thì lợi nhuận của ngân hàng giảm khoảng trên nghìn tỷ nếu giảm lãi suất 1%. Do đó ngân hàng này cũng cần sự đồng thuận của cổ đông.
Để đồng hành cùng khó khăn của doanh nghiệp, phía Sacombank cũng tiến hành giảm lãi suất với những đối tượng thực sự khó khăn. Còn với những doanh nghiệp đang có dư nợ hàng nghìn tỷ và kinh doanh có lãi thì phía ngân hàng cho rằng không cần thiết hỗ trợ.
Phía Ngân hàng nhà nước đánh giá cao sự chia sẻ của các ngân hàng thương mại. Cơ quan này sẽ theo dõi sát sao thị trường và kịp thời can thiệp nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn.
Phía ngân hàng nhà nước cũng đánh giá mỗi ngân hàng có quy mô khác nhau, năng lực khác nhau nên mức độ hỗ trợ cũng không giống nhau. Tuy nhiên cơ quan này cần nhìn thấy những con số cụ thể cho nhóm khách hàng, ngành hàng nào từ phía các ngân hàng để thấy sự chia sẻ của toàn hệ thống.
Đa phần hầu hết mọi ngân hàng đều thống nhất hướng đến các đối tượng bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Mức giảm lãi suất cụ thể theo đó phù hợp từng mức độ bị ảnh hưởng. Theo đó mức giảm lãi suất áp dụng từ tháng 7 đến hết năm 2021.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Món ăn một thời bao cấp khổ cực giờ thành đặc sản hút giới nhà giàu
+ Loại củ rừng giá tiền triệu mỗi kg màu tím có gì hút khách?