Để “dọn đường”, mở lối cho hàng hóa của mình, nhà bán lẻ ngoại sẽ gây sức ép lên hàng Việt. Chuyện Thế Giới Di Động bị “hất cẳng” khỏi Big C không còn là “chuyện nhỏ” mà những người trong cuộc khẳng định.
Một doanh nghiệp sản xuất trong nước thừa nhận quyền uy của nhà bán lẻ ngoại ngày càng lớn. Việc sử dụng uy quyền một cách thiếu minh bạch, mọi hình thức đang dồn các nhà cung ứng trong nước và chân tường.
Dễ dàng nhận thấy các nhà cung ứng nội đang ở thế yếu trong quan hệ với các đơn vị bán lẻ hiện đại. Họ buộc “cố đấm ăn sôi” vì nếu lỡ rời siêu thị cũng chả có con đương nào khá hơn.
Có thể thấy sau sự “trục xuất” của Thế Giới Di Động ra khỏi Big C đang ngầm một hệ lụy chứ không bình thường như cả hai khẳng định.
Nhà bán lẻ ngoại sẽ đoạt hơn 70% thị phần?
Người Thái hiện đang sở hữu hàng loạt chuỗi bán lẻ nên cơn lốc hàng thái ồ ạt vào thị trường Việt. Sắp tới, với sự hậu thuẫn của chuỗi bán lẻ đồng hương, các loại hàng tiêu dùng, nông sản Thái sẽ “thị uy” trước sự lép vế của hàng Việt.
Thực tế, việc nhiều tập đoàn ngoại đang dần thâu tóm thị trường bán lẻ trong nước đã mang đến những hệ lụy cho ngành sản xuất nội địa cùng những rủi ro cho người tiêu dùng (nếu trường hợp khi họ thống lĩnh thị trường và đông loạt tăng giá).
Theo Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op, kênh bán lẻ hiện đại năm ngoái, hàng ngoại đã thống lĩnh hơn 58%, hàng nội chỉ chiếm 41%. Tổng doanh số khối ngoại năm 2015 là 45.500 tỷ đồng, khối nội chỉ chừng 32.000 tỷ đồng.
Dự báo năm 2020, ngành bán lẻ hiện đại khối ngoại sẽ đạt 187.000 tỷ đồng doanh thu, khối nội khoảng 71.400 tỷ đồng. Tỷ lệ khi đó sẽ là 27.6% thị phần cho doanh nghiệp nội và 72.4% cho doanh nghiệp ngoại.
Chuyện Thế Giưới Di Động ra khỏi Big C không tác động nhiều đến thị trường. Tuy nhiên, việc nhà bán lẻ ngoại có những yêu cầu khiến doanh nghiệp nội phải rút khỏi hệ thống là bài toán cho doanh nghiệp nội trong hệ thống xây dựng chuỗi liên kết riêng cho mình.
Hàng nội bị động hoàn toàn
Luật chơi trong thị trường bán lẻ đang bị khối ngoại áp đặt nghiệt ngã. Đầu tiên là rào cản về chiết khấu cao, tạo sức ép nặng nề cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đơn cử, xuất phát điểm tại siêu thị là chiết khấu 5%, mỗi năm tăng lên 1%, hiện nhiều doanh nghiệp phải chiết khấu lên tới 30%. Nhiều doanh nghiệp than phiền không điều chỉnh được gì trong điều khoản của hợp đồng cung ứng.
Thậm chí, hàng loạt các phí như trưng bày, mở mã hàng, thuê kệ, quầy, quảng cáo… ở mức cực cao và thường xuyên bị điều chỉnh tùy ý.
Khi thực hiện chương trình khuyến mại, mở điểm bán hàng mới, nhà cung cấp phải hỗ trợ các chi phí khuyến mại như giảm giá bán từ 15-30% trong thời gian từ 10-30 ngày và 1-3 lần trong năm.
Chưa hết, nhiều doanh nghiệp còn phản ánh, khi mở mã hàng, ngoài phí quy định của siêu thị, doanh nghiệp còn “lót tay” 10-20 triệu đồng cho nhân viên bộ phận thực hiện.
Tổng giám đốc công ty Bibica cho biết, năm 2014 công ty ông chi trả phí thuê mặt bằng, quầy, kệ cho siêu thị là 1.2 tỷ đồng. Năm 2015, công ty được thông báo mức này tăng 2.2 tỷ đồng mà không có lý do gì, công ty đành rút lui.
Đại diện doanh nghiệp thủy sản chia sẻ không khỏi bức xúc: “Việc đưa hàng vào siêu thị ngoại thì chiết khấu lệ thuộc vào việc đối chiếu tỷ lệ và quy mô của các đơn vị nào trước”. “Đơn cử, doanh nghiệp A đưa hàng vào, siêu thị sẽ đối chiếu doanh nghiệp B, có quy mô lớn, vào trước sẽ có mức 15%, còn doanh nghiệp A chịu 16% vì quy mô nhỏ lại mới”, ông chia sẻ.
Kênh siêu thị vẫn quan trọng
Công ty Minh Long 1 từng tuyên bố rút toàn bộ hàng hóa ra khỏi siêu thị Metro do tăng chiết khấu dù tổng doanh thu của đơn vị này trong hệ thống đạt hơn 30 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đủ tiềm lực từ bỏ như vậy.
Trong tình hình kinh doanh hiện nay, dù khó nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải xếp hàng đưa hàng hóa vào bởi sợ đẩy khỏi hệ thống thì cơ hội trở lại rất thấp vì nhiều doanh nghiệp đang sẵn sàng chờ.
Theo phó tổng giám đóc Saigon Food, với doanh nghiệp cung cấp thì kênh siêu thị vẫn rất quan trọng trong phát triển thương hiệu và sản phẩm.
Hầu hết doanh nghiệp nội là quy mô nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ nên mô hình tự sản xuất, tự tiếp thị sẽ nhỏ lẻ, manh mún không thể tạo nên sức mạnh. Do vậy, buộc họ phải chấp nhận điều kiện để đưua được hàng vào siêu thị.