Tình hình tái bùng dịch căng thẳng ở Trung Quốc đã khiến mọi ngành hàng như da giày, điện tử, dệt may… lâm cảnh khó khăn. Hầu hết các lĩnh vực đều lâm cảnh thiếu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hây ứ trệ các đơn hàng….
Cùng với đó nguồn cung nguyên phụ liệu thiếu hụt do cảng biển thế giới bị tắc nghẽn cộng thêm diễn biến dịch bệnh phức tạp tại Trung Quốc khiến hầu hết các ngành công nghiệp như ô tô hay công nghệ cũng đều gặp khó. Nhà máy, xí nghiệp ngừng hoạt động, vận chuyển bị ách tắc do thiếu xe… Những quy định thắt chặt nghiêm ngặt hơn từ phía Trung Quốc trong công tác chống dịch cũng khiến mọi doanh nghiệp phụ thuộc nguồn nguyên liệu với thị trường này đều gặp khó, kể cả xuất hay nhập.
Ảnh hưởng nặng nề
Đại diện Hiệp hội da giày Việt Nam trao đổi về tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu từ phía Trung Quốc cho biết, phía đối tác bên đó đang thiếu hụt container rỗng trong chuyển hàng. Đồng thời nguồn cung cũng khan hiếm do các nhà máy hiện đang bị tạm dừng hoạt động bởi chịu tác động từ dịch Covid-19. Thiếu nguyên phụ liệu sản xuất nên hoạt động giao hàng cũng bị chậm chễ.
Còn phía đại diện một doanh nghiệp thì cho biết các đơn hàng may mặc đang tăng do nhiều đối tác chuyển mua hàng từ Trung Quốc sang thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Một đơn vị chuyên làm hàng may gia công cung ứng tới những thị trường lớn cũng phải nhập khẩu tới 80% nguyên phụ liệu theo chỉ định từ Trung Quốc cho biết nhiều mặt hàng phải đi từ cảng Thượng Hải nên về chậm chạp hoặc có thể không về. Do đó những đơn hàng bị thiếu nguyên phụ liệu dù doanh nghiệp tìm mọi cách đàm phán lùi thời gian nhưng cũng không thể lùi mãi được, sẽ phải hứng chịu những rủi ro liên quan đến thanh toán, phạt hợp đồng.
Phía doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cũng không nằm ngoài tác động từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng này. Một doanh nghiệp có đơn hàng inox đặc chủng từ Trung Quốc nhưng bị gián đoạn giao trễ nửa tháng bởi phía đối tác đang phải tạm dừng sản xuất do dịch bệnh. Thế nhưng ngặt nỗi những đơn hàng của doanh nghiệp đã ứng tiền nên trong thời gian ngắn không kịp xoay sở để chuyển nhà cung ứng khác. Do đó nếu không kịp nhập hàng thì tiến độ sản xuất và giao hàng đến khách sẽ ảnh hưởng, hợp động có thể bị hủy.
Phía các doanh nghiệp ngành cao su, nhựa thì chia sẻ hiện nguyên liệu cung ứng từ Trung Quốc trong ngành này đang ảnh hưởng trên toàn cầu bởi các đối tác cung ứng từ đây đều là đối tác lớn. Nếu muốn chuyển đổi đối tác thì chỉ có thị trường Mỹ hoặc châu Âu nhưng giá sẽ cao và phải có sự đồng ý của phía đặt hàng. Do đó cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong khôi phục sản xuất.
Còn phía các doanh nghiệp vận chuyển cho các tập đoàn điện tử lớn thì lại gặp khó khi hoạt động vận chuyển đường bộ gián đoạn, cửa khẩu ách tắc. Các doanh nghiệp FDi phải thuê vận chuyển bằng hàng không, đội chi phí cao còn doanh nghiệp vận tải thì lại gặp khó khi thiếu việc.
Cần thích ứng linh hoạt
Hầu hết doanh nghiệp đều cho biết nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Sự thay đổi nguồn nhập đến các thị trường như Hàn Quốc hay Thái Lan đều đã được tính đến nhưng do chi phí cao nên chỉ doanh nghiệp lớn mới có thể thực hiện.
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết Trung Quốc là một thị trường vô cùng quan trọng trong cả thị trường xuất và nhập khẩu. Số liệu thống kế 2021 cho thấy, xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đạt 56 tỷ USD, Trung Quốc cũng là thị trường lớn đứng thứ 2 chỉ sau Mỹ. Riêng về nhập khẩu thì Trung Quốc là thị trường lớn nhất với kim ngạch năm 2021 đạt 109.9 tỷ USD. Thị trường này cũng là nơi cung cấp nguyên phụ liệu lớn nhất cho Việt Nam, đặc biệt các ngành như vải, hóa chất, máy móc, điện tử…
Giao nhận hàng hóa chậm cũng gây ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu. Phía Bộ sẽ htoong tin cập nhật chính sách để doanh nghiệp nắm bắt. Đồng thời phía doanh nghiệp cũng cần có chiến lược thích ứng khi chủ trương của Trung Quốc là “zero Covid”.
Cùng với đó phía Bộ cũng hộ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc và tận dụng lợi thế trong FTA.
Doanh nghiệp trước mắt cần cầm cự, giữ khách song hành với đầu tư phát triển nguyên phụ liệu, hạn chế phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Các chuyên gia cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu cũng như xuất khẩu và cần chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước để chủ động nguồn cung, đó là cốt lõi cho công nghiệp Việt phát triển bền vững.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Đường nội bị dồn ép “ngộp thở” ngay trên sân nhà
+ Thị trường thủy hải sản biến động mạnh tại khu vực miền Tây