Thị trường EU đang có những khúc mắc, nghi ngờ về sản phẩm tôm nói riêng và một số mặt hàng thủy sản khác nói chung của Việt Nam không được minh bạch về xuất xứ, nguồn gốc. Nguyên nhân được hiểu là doanh nghiệp Trung đang “ăn ốc” khiến doanh nghiệp Việt bị vạ lây.
“Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”…
Ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam (Vasep)cho biết đoàn chuyên gia của cơ quan chống gian lận Ủy ban Châu Âu (OLAF) đã tiến hành điều tra về xuất xứ, nguồn gốc tôm xuất khẩu của Việt Nam. Bởi họ nghi ngờ nước ta nhập tôm nguyên liệu của Ấn về chế biến và đóng gói xuất sang Châu Âu nhằm né thuế.
Hiện, nước ta đang hưởng ưu đãi thuế suất vào EU. Tôm sơ chế nước ta xuất Châu Âu hưởng thuế 7% trong khi đó, tôm cùng loại tại Ấn Độ lên tới 20%
Ông Hòe cho biết, quy định của EU là tôm Việt xuất khẩu vào EU phải đúng nguồn gốc trong nước mới hưởng thuế ưu đãi, nếu vi phạm điều khoản thì thuế áp sẽ rất cao.
Hơn thế nữa, ông Trần Văn Lĩnh, CTHĐQT một doanh nghiệp nhận định rằng EU điều tra tôm nước ta chính là do số lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu Ấn Độ vào Việt Nam tăng cao. Số lượng nhập lớn đó là do doanh nghiệp Trung Quốc chứ không phải doanh nghiệp Việt.
Ông Lĩnh còn cho hay nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang nước ta đầu tư mở nhà máy nhằm nhập tôm từ Ấn, Thái… về chế biến rồi tiếp tục xuất sang Trung Quốc hoặc nước ngoài với thuế thấp, qua đường tiểu ngạch, trốn thuế. Nguyên nhân này khiến EU nghi ngờ tôm Việt và chúng ta đang chịu thiệt.
Trước đây hiện tượng nhập nhằng trong xuất, nhập gỗ nguyên liệu đã từng xảy ra bởi doanh nghiệp Trung Quốc khiến doanh nghiệp Việt bị kiện vạ lây.
Khó để minh oan
Doanh nghiệp Việt đan ở trong thế “tình ngay, lý gian” rất khó để minh oan. Bởi theo nguyên tắc, doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc nuôi trồng và thời điểm thu hoạch sản phẩm. Nhưng hầu như nông dân Việt không khai báo cũng không có sổ sách ghi chép.
Đại diện DN xuất khẩu thủy sản cho rằng nếu không chứng minh rõ ràng nguồn gốc, có thể chúng ta sẽ phải chịu mức áp thuế cao hoặc bị kiểm tra, kiểm soát gắt gao hơn.
Đặc biệt trong trường hợp này, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ ở giữa hưởng lợi khi hưởng thuế suất thấp. Còn Việt Nam thì bị thị trường EU và thị trường khác nghi ngờ, điều tra, giảm uy tín trên thế giới. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp Trung Quốc “ăn ốc”, còn doanh nghiệp Việt đi “đổ vỏ”.
Để tránh thiệt hại và giữ uy tín trong phát triển lâu dài, chúng ta phải tuân thủ điều tra của EU, cung cấp đầu đủ thông tin. Cùng những sự vào cuộc hỗ trợ của hiệp hội, bộ ngành, cơ quan quản lý nhằm minh oan cho hàng Việt.
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng EU và các thị trường khác có nghi ngờ về sản phẩm tôm và thủy sản xuất khẩu khác của nước ta không minh bạch nhưng Bộ khẳng định không có chuyện gian lận thương mại trong xuất khẩu tôm vào EU.