Thuộc trong nhóm nằm ở trong nhóm hưởng lợi khi nền kinh tế trên toàn cầu được phục hồi sau đại dịch covid-19, thì nhu cầu về tiêu thụ thủy sản đã tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch về mở rộng việc kinh doanh, chế biến và sản xuất thủy sản.
Cơ hội đang mở rộng
Theo như số liệu mà VASEP đã cung cấp, 5 tháng đầu của năm 2022, ngành kim ngạch về xuất khẩu mặt hàng thủy sản của cả nước đã đạt được khoảng 4,5 tỷ đô (trong đó, cá tra và tôm là 2 mặt hàng chủ lực đã đạt được 2,8 tỷ đô). So với cùng kỳ của năm ngoái, xuất khẩu thủy sản đã tăng lên 44,5%, hoàn thành được 50% kế hoạch cho cả năm nay.
Giám đốc của Khối phân tích, thuộc công ty chứng khoán VNDIRECT , bà Khánh Hiền cho biết, có nhiều Doanh nghiệp đã hưởng lợi từ việc xuất khẩu mặt hàng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, có mặt hàng thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá tra, Tỏng khi nguồn cung cá thị trắng ở Nga đang gặp rất nhiều vấn đề, bị gián đoạn.
Có một vài Doanh nghiệp đã tiến hành ký hợp đồng và đơn hàng xuất khẩu sản phẩm cá tra tới hết năm. Đơn hàng cũng tăng mạnh mẽ khi có nhiều thị trường đã chuyển đơn về mua hàng từ sản phẩm cá thịt trắng sang loại cá tra. Ngoài thị trường như EU, Trung QUốc, mỹ tăng mạnh về việc nhập khẩu thủy sản, cá tra cũng được xuất sang nhiều nước khác như Thái Lan, Ai Cập, Mexico….
Việc Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản đang tích cực giải các bài toán về chi phí, nâng cao được chất lượng của sản phẩm giúp cho sản phẩm được yêu thích ở nhiều thị trường khó tính. Bên cạnh đó, nâng mức giá xuất khẩu cao. Đơn cử chính là mặt hàng sản phẩm cá tra, cả giá và sản lượng đều đang có xu hướng tăng mạnh, trong các năm vừa qua.
Theo như giới phân tích đã dự báo, tốc độ tăng trưởng mạnh cùng với bối cảnh cầu – cung như hiện nay, việc xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào năm 2022 sẽ tăng cao, có thể đạt được 10 tỷ đô. Trong đó thì mặt hàng cá tra đóng góp khoảng 2,5 tỷ đô. So với năm 2021 có thể tăng mạnh vượt mức 1,6 tỷ đô.
Kinh doanh có phần khởi sắc mạnh mẽ vào năm 2022
Hiện nay, nhu cầu về nhập khẩu cá tra tại nhiều nước ở trên thế giới đã tăng cao trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp về chế biến và xuất khẩu cá tra ghi nhận các kết quả kinh doanh rất khả quan. Trong khoảng 4 tháng của năm 2022, công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã đạt được 4.920 tỷ đồng về doanh thu, tăng lên so với cùng kỳ của năm ngoái là 88%.
Theo công ty này cho biết, khách hàng ở nhiều thị trường nhập khẩu lớn như châu Âu, châu Mỹ đang có sức tiêu thụ khá tốt. Các công ty đã tiến hành điều chỉnh được mục tiêu về lợi nhuận cho năm nay. Mục tiêu chính là kiếm được 13.000 tỷ đồng doanh thu, lần lượt tăng mạnh hơn 45%, 43% so với năm 2021.
Bên cạnh đó, công ty CP Nam Việt cũng đạt được doanh thu là 1.644 tỷ đồng, có lợi nhuận sau thuế là 323 tỷ đồng sau 4 tháng hoạt động vào năm 2022, đã hoàn thành được 45% mục tiêu đã đặt ra cho cả năm. Hiện giá tăng chính là yếu tố giúp cho lợi nhuận cải thiện lên tới 32%. Vào năm 2022, công ty này đã đưa ra mục tiêu doanh thu đạt khoảng 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 720 tỷ đồng. như vậy, công ty lần lượt sẽ tăng khoảng 40, 377% so với cả năm trước.
Tương tự như thế, công ty Đầu tư và Phát triển đa quốc gia, công ty CP Thủy sản Minh Phú cũng đang gặt hái rất nhiều thành công trong 4 tháng đầu năm 2022, hưởng lợi từ nhập khẩu mạnh mẽ.
Nguồn: Tổng hợp