Một Hội thảo vừa được tổ chức tại Hải Phòng với sự phối hợp của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nhằm đưa ra những giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu logistic.
Các doanh nghiệp tham dự Hội thảo có cơ hội chia sẻ và lĩnh hội kiến thức từ các chuyên gia. Từ đó có thêm những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong phòng tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh để phục hồi sau đại dịch.
Tại đây các chuyên gia hàng đầu trong hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa và logistic chia sẻ giúp các doanh nghiệp trau dồi các kiến thức liên quan nhiều lĩnh vực. Trong đó phải kể đến kiến thức về ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, kiến thức trong phòng tránh rủi ro liên quan đến hoạt động vận tải và những kinh nghiệm giải quyết khi xảy ra tranh chấp phát sinh.
Để các doanh nghiệp Việt hiểu rõ hơn luật hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài cũng như nâng cao cảnh giác với các trường hợp bị lừa đảo, Luật sư Ngô Khắc Lễ – Trọng tài VIAC đã chỉ rõ những lưu ý trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Đó là:
Cần điều tra với phía thương nhân chuẩn bị hợp tác
Cảnh giác cao độ với những trường hợp giá cả cao – thấp bất thường
Xem xét kỹ về điều khoản về hợp đồng độc lập
Kiểm tra xác minh địa chỉ emai
Nhận biết dấu hiệu dùng email giả mạo để lừa đảo…
Những dẫn chứng được đưa ra là các vụ án kinh tế điển hình như vụ mất tiền trả trước để mua nhôm của phía đối tác Hong Kong hay vụ mua dầu giá rẻ của phía Malaysia; vụ bán dịch vụ vận chuyển với giá cao cũng cho phía đối tác Malaysia…
Còn đối với chuyên gia Nguyễn Tương – Chuyên gia thương mại quốc tế, Cố vấn cấp cao VLA cho biết thông qua một số vụ án đã trải qua như xuất khẩu xoài tươi sang thị trường Trung Đông; xuất khẩu đồ gốm sang thị trường Úc; bán ô tô cho phía Hàn Quốc… Chuyên gia đã hướng dẫn cho các doanh nghiệp những kiến thức về vận đơn đích danh hay telex release/surrendered B/L. Từ đó mang đến cho doanh nghiệp có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong vận dụng nghiệp vụ vận tải nhằm có thể phòng tránh cao nhất với những rủi ro thương mại quốc tế có thể gặp phải.
Cùng với đó, bà Trịnh Thị Hương, Trưởng phòng tổng hợp chính sách, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng thông tin, hiện Việt Nam đã kí kết và tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Do đó góp phần mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội mở rộng thị trường để đưa hàng Việt vươn ra thế giới. Thế nhưng, bên cạnh những cơ hội đó vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ. Đặc biệt nằm trong nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi đối tượng này còn khá thụ động trong hoạt động tìm hiểu đối tác, bạn hàng. Đồng thời cũng còn non yếu trong kĩ năng thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế… Nhiều doanh nghiệp hoạt động hiện nay còn chưa có riêng các cán bộ chuyên môn phụ trách về các vấn đề xuất nhập khẩu nhằm kiểm soát hiệu quả hợp đồng cũng như kết nối với phía đối tác quốc tế thông qua sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, các cơ quan đại diện về đầu tư thương mại Việt Nam ở nước sở tại nhằm tìm hiểu kỹ càng thông tin về các đối tác.
Do đó vấn đền trong thời gian tới của phía doanh nghiệp Việt cần khắc phục chính là chủ động, linh hoạt nhằm ứng phó cao nhất với những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động thương mại xuất nhập khẩu và logistic.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Mít Thái rớt giá, người dân chịu cảnh thua lỗ nặng nề