Dù nhu cầu gạo trên thế giới đang tăng cao, giá gạo cũng nhích lên từng ngày nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại đắn đo, chẳng mặn mà do phải cân chỉnh lợi nhuận. Nguyên nhân gì đang diễn ra khiến doanh nghiệp ở trong tình thế như vậy?
Thông tin từ FAO cho biết giá gạo trên toàn cầu tăng liên tiếp ở tháng thứ 5 lên tới 4%. Giá gạo xuất khẩu ở Việt Nam cũng ở ngưỡng cao hơn một số nước khác.
Dù vậy thì thống kế của Bộ NN&PTNT cho thấy 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo đạt 2.05 triệu tấn đạt tổng kim ngạch 1 tỷ USD, tăng 4.4% khối lượng nhưng giảm tới 6% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nguồn cung gạo nội địa của nhiều quốc gia khu vực châu Á tăng cao dấy lên mối lo ngại ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu, nhất là tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… Do lô hàng xuất khẩu có thể bị hạn chế nên giá gạo xuất khẩu có thể tiếp tục tăng cao.
Cùng với đó lạm phát đang trên đà tăng kỷ lục ở nhiều quốc giá khiến hàng tiêu dùng, thực phẩm như thịt cá, trứng, sữa, ngũ cốc, lúa mì, yến mạch… tăng nên người dân chọn dùng gạo nhiều hơn.
Và một nghịch lý đang xảy ra dù giá gạo xuất khẩu tăng cao có lợi cho doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang đau đầu cân đo lợi nhuận.
Trước thềm đại hội cổ đông, một doanh nghiệp đã phải điều chỉnh lợi nhuận sau thuế giảm gần 6 lần so với kế hoạch đặt ra hồi đầu năm.
Một số doanh nghiệp cũng dự kiến điều chỉnh kế hoạch kinh doanh tại phiên họp bất thường gần nhất. Trong đó, doanh thu và lợi nhuận trước thuế đều giảm so với con số đã lên kế hoạch trước đó.
Vì sao các doanh nghiệp xuất khẩu gạo liên tiếp đưa ra các kế hoạch điều chỉnh lợi nhuận này? Nguyên nhân xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất lúa gạo trong nước.
Để vụ mùa bội thu cần hội tủ đủ các tiêu chí như: thời tiết, phân bón, chăm sóc, giống. Với 4 yếu tố này thì cái gì cũng ảnh hưởng cho vụ mùa hiện nay. Thời tiết đang có những thay đổi biến động thất thường ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của người nông dân và doanh nghiệp. Mưa sớm trái quy luật tại ĐB SCL đầu năm, Bình Định – Quảng Nam gặp trận lụt lịch sử, Quảng Nam – Tây Nguyên gặp rét nàng bân tận tháng 4 khi giai đoạn lúa trổ đòng… Giá thức ăn chăn nuôi, phân bón tăng lỷ lục cũng đè nặng áp lực lên sản xuất nông nghiệp. Nay lại thêm tác động từ phí vận chuyển tăng cao khiến ngành gạo khó chồng thêm khó. Phí vận chuyển ăn mòn thêm lợi nhuận với doanh nghiệp gạo.
Một doanh nghiệp xuất khâu cho biết phí vận chuyển đến các khu vực châu Á tăng cao gấp đôi trong khi vận chuyển đến khu vực châu Âu tăng cao gấp 3 so với năm trước. Trong khi xuất khẩu gạo sang thị trường châu Á nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp mà chi phí logistic lại tăng cao.
Như vậy có thể thấy nghịch lý đang xảy đến khi nhu cầu lương thực thế giới tăng cao, giá xuất khẩu cũng tăng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước lại đang cân đong đo đếm lại lợi nhuận và đều dự báo giảm.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Tiền mã hóa lao dốc, nhà đầu tư quay lưng với nhau