Đó là khu “chợ Gò” – Tà Mâu, cách đồn biên phòng Tà Mâu (Thuộc xã Vĩnh Ngươn, TP Châu Đốc, An Giang) chừng 800m tại địa phận Campuchia.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Đến chợ “câm”, chợ “điếc” săn hàng hiệu
Dọc theo con đường chỉ toàn đá, sỏi với hai bên đường là ruộng lúa, anh Thành người xã Vĩnh Ngươn cho chúng tôi biết hiện nay đang vào mùa khô nên có thể đến Tà mâu bằng đường bộ. Đến khoảng tháng 7 âm lịch là mùa mưa, muốn qua đồng chỉ có cách đi đò.
Anh cũng cho chúng tôi biết, khu “chợ Gò” là nơi tập trung hàng hiệu, đồ cũ, cổ vật nhiều nước đổ về. Nhiều người chơi đồ cổ chuyên ngóng đến chợ săn đồ hiệu giá rẻ. Tuy nhiên, điều đặc biệt là khách không được thử nên chợ này mang tên chợ “câm, điếc”.
Không thử, không đổi, không bảo hành!
Chừng 30 ngôi nhà sàn cao kế bên san sát nhau thấp thoáng bên kia biên giới. Trong mỗi ngôi nhà bày đủ thứ hàng như gia dụng, điện máy, xe cộ và hàng nhu yếu phẩm.
Những mặt hàng la liệt như tivi, loa thùng, máy lạnh, chén đĩa, cổ vật… Một chủ cửa hàng “chợ Gò” cho biết, trước đây chợ biết đến với bán đồ xe đạp “si” nhưng sau này bán đủ mọi hàng hóa.
Khác với chợ bình thường, “chợ Gò” là nơi người bán không tha thiết gì, không mời chào, không mặc cả, kì kèo. Khách hỏi thì người bán thuận miệng trả lời, không thì lại chúi vào điện thoại.
Chị Thu ngụ tại xã Vĩnh Ngươn cho chúng tôi biết, đã 10 năm nay chị gắn bó với nghiệp kinh doanh đồ gia dụng, đồ điện tử tại đây do cha ông để lại. Bán ở đây đến lớn nên khu này là khu mưu sinh của gia đình chị. Nơi bán hàng của chị là chòi lá tạm bợ với đa dạng đồ điện, có cả máy ảnh cũ, điện thoại, sạc pin… Có 2-3 nhân viên đọc giá cho khách. Nhà chị cách chừng 1km bên kia biên nên chị chỉ dựng chòi bán.
Là đồ cũ nên giá cũng rẻ, mỗi món đổ đống chỉ có giá vài trăm ngàn. Ngoài ra chọ còn nhập cả nhu yếu phẩm và quảng cáo đó là hàng Thái.
Chị cho biết mua ở đây có rủi ro nhưng đa phần là hàng tuyển nên không phải lo. Nguồn hàng ở đây chủ yếu là Thái, Mỹ, Nhật, Trung. Khách mua thường phải là người biết chọn. Bởi quy tắc “ngầm” ở đây là không thử, không đổi trả và không bảo hành.
Ngoài đồ lặt vặt, chị Thu cũng bán những hàng giá cao như máy lạnh 2-3 triệu đồng/chiếc; máy giặt 1-2 triệu đồng/chiếc; ti vi phẳng tầm 4 triệu đồng/chiếc. Tuy vỏ ngoài cũ nhưng chất lượng tốt, chỉ cần thay vỏ là giá tăng lên cả triệu đồng, chị cho biết.
Theo những người bán hàng cho biết, cuối tuần chợ thường đông đúc. Khách mua hàng cũng từ tứ xứ, chị Thu cho biết, có mối hàng ruột của chị là đầu nận săn hàng độc để bán cho dân chơi thành phố. Có thời điểm khách nhập cả tấn hàng, nhất là hàng điện máy và hàng linh kiện.
“Đãi vàng” từ đồ cũ!
Làm quen với đầu nậu săn hàng đồng hồ cũ, chúng tôi khám phá được kinh nghiệm khá thú vị về san hàng tốt, giá rẻ tại “chợ Gò”. Anh thành cũng là tay săn hàng giỏi cho chúng tôi hay: Ở đây, khách mua phải biết chọn hoặc theo chân đầu nậu mà kiếm hàng ngon. Không ai tay ngang mà bỏ số tiền lớn để mua hàng vì dễ dính hàng hỏng, hàng kém chất lượng.
Nhà anh gần khu chợ, hồi đầu anh cũng phải trầy trật, có chuyến lỗ mất mấy triệu rồi mới rút được kinh nghiệm, sau vài năm giờ mới “lên tay”.
Anh cho biết, nhiều hàng tốt nhưng cũ, thiết linh kiện, bị quăng nên hỏng hóc nên không thể nhìn ngoài mà phải nhận biết cả bên trong.
Không ôm nhiều hàng, anh Thành chỉ tuyển riêng đồng hồ cũ; từ Tây đến ta. Gặp hàng “ngon” nhất là hàng Nhật, bán được giá hời, thậm chí ngang giá hàng hiệu khi biết cách “mồi chài”.
Hàng cũ, hơi cũ hay nát thì chợ này cũng chỉ từ 30.000 – 50.000 đồng. Muốn lựa hàng hiệu phải tinh, dù cũ mấy cũng mua, mua 1 nhưng bán sẽ lời cả trăm, anh chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gặp hên, trong cả đống đồng hồ đổ trên chiếc bạt rách, mới nhìn đã đủ hoa mắt nên anh nói nghề này phải chịu khó, không ẩu về là chỉ có đổ đống mà bán.
Anh cũng cho biết, anh chỉ buôn đồng hồ nên vận chuyển không tốn. Riêng hàng điện máy, xe cộ… phải thêm phí vận chuyển, chưa kể bị tịch thu ở biên. Tuy nhiên thuê xe ôm thì vài phút sau hàng về Châu Đốc, bởi nghề của họ.
Và đầu nậu hàng nào thì có “chiêu” cho hàng đó. Nhiều đầu nậu thành lập cả đường dây săn hàng. Do đó, Gò giờ đây không dễ dàng như xưa, mua được hàng đẹp cũng khó.
Chia sẻ về việc bị thu hàng anh nói coi như là mất trắng. Khi lấy hàng cần “mối quan hệ” nếu không người Việt mà bị thu hàng tại Gò thì hiếm ai lấy lại được.