Dự kiến, việc xuất khẩu thủy sản vào năm 2022 vượt qua mốc 10 tỷ đô, tăng lên 12 – 15% so với cả năm 2021 vừa qua. Trong đó, cá tra và tôm là hai sản phẩm chủ lực chiếm tới 6,5 tỷ đô.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, bà Lệ Thủy đã cho biết, thủy sản chính là ngành kinh tế chủ yếu, mũi nhọn, mang đến giá trị về kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Hiện Nhà nước cùng với Đảng đang rất quan tâm, chú trọng tới lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu thủy sản khi xuất hiện 3 Nghị Quyết từ Đảng đã đề cập tới việc phát triển nền kinh tế ngành Thủy sản, 14 văn bản đưa ra hướng dẫn thực thi luật, Luật thủy sản…. Tất cả tạo ra hành lang pháp lý giúp cho ngành kinh tế thủy sản phát triển một cách thuận lợi nhất.
Bên cạnh đó, bà Lệ Thủy cũng đã nhấn mạnh thêm rằng, các ban, bộ, ngành và địa phương cũng như doanh nghiệp cần phải tiến hành đẩy mạnh việc tập trung tới vấn đề về quy định mà Pháp luật đưa ra xem phù hợp với thực tiễn chưa. Những tồn tại và bất cập đang gặp phải là gì, những nguyên nhân trong việc nuôi trồng và sản xuất thủy sản.
Bên cạnh đó, đồng thời đưa ra đề nghị cần nêu rõ các quy định nào đang không phù hợp, cần phải sửa đổi và bổ sung. Trong đó gồm cả quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể quản lý dễ dàng.
Theo như Tổng cục Thủy sản thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mục tiêu cho tới năm 2030, giá trị về sản xuất và chế biến thủy sản có tốc độ tăng mạnh từ 3 tới 4%/năm. Như vậy, tổng lượng thủy sản ở trong nước cần phải đạt được 9,8 triệu tấn. Sản lượng nuôi thủy sản cần đạt khoảng 7 triệu tấn và sản luận về khai thác cần phải đạt được 2,8 triệu tấn. Với giá trị kim ngạch về xuất khẩu ngành thủy sản cần đạt được 14 tới 16 tỷ đô, giải quyết công ăn việc làm cho 3,5 triệu người lao động.
Tần nhìn tới năm 2045, ngành thủy sản sẽ là một trong những ngành kinh tế hiện đại và bền vững với trình độ khoa học, quản lý công nghệ hiện đại. Nó sẽ là trung tâm chế biến thủy sản sâu và thuộc vào nhóm 3 nước sản xuất, xuất khẩu dẫn đầu trên thế giới.
Theo như Tổng cục thủy sản cũng cho biết, ngành chế biến thủy sản vẫn đang phát triển rất tốt và mạnh mẽ vào giai đoạn 2018 tới 2022, cơ sở chế biến các sản phẩm thủy sản áp dụng công nghệ hiện đại, có khoảng 800 cơ sở về chế biến thủy sản đang được phép về xuất khẩu tới thị trường các nước ở trên thế giới.
Hiện nước ta đang triển khai giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện được 4 nhóm khuyến nghị từ EC đối với việc hoàn thành được khung pháp lý, kiểm tra, theo dõi, kiểm soát tàu cá và quản lý các đội tàu. Bên cạnh đó, chứng nhận truy xuất nguồn gốc và sản lượng từ khai thác, thực thi quy định của pháp luật.
Như Phó tổng thư ký của VASEP, ông Hoài Nam cho biết, xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào 7 tháng đầu của năm nay ghi nhận mức tăng trưởng dương, có con số kỷ lục lên tới 6,7 tỷ đô, so với cùng kỳ của năm 2021 tăng lên 35%.
Dự kiến là xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên sẽ vượt mốc 10 tỷ đô vào năm nay. Trong đó, tôm, cá tra chiếm tới 6,5 tỷ đô. Mục tiêu tới năm 2025, xuất khẩu thủy sản sẽ đạt được 12,5 tỷ đô. Trong đó, xuất khẩu tôm sẽ đạt được 6 tỷ đô, vượt qua cả Ấn Độ.
Nguồn: Tổng hợp