Đảm bảo tôm xuất khẩu an toàn thực phẩm
Chỉ khi các sản phẩm đã đạt được tiêu chuẩn về chất lượng theo đúng quy định từ nhà nhập khẩu thì đầu ra mới đảm bảo ổn định và nghề nuôi tôm ở các tỉnh mới phát triển ổn định và bền vững.
Tôm được xem là mặt hàng xuất khẩu mang tới giá trị kinh tế vô cùng cao. Việc nuôi tôm ở các tỉnh của nước ta đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên có 1 số nơi mang tính chất tự phát cao trong khi đó hàng loạt vấn đề về phục vụ trong quá trình sản xuất chưa hoàn toàn đáp ứng được, đã dẫn tới tôm nuôi mắc bệnh thường xuyên. Cho nên để có thể thu kết quả cao thì những người nuôi nên dùng thuốc kháng sinh để có thể phòng ngừa các bệnh cho con tôm. Hiện, nước nhập khẩu đang sử dụng các hàng rào kỹ thuật để đưa các vấn đề về dư lượng kháng sinh ở trong tôm. Do đó, muốn tôm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài được thì cần thực hiện biện pháp sau nhằm vượt qua các rào cản đó.
Tôm sạch chính là tôm không bị nhiễm khuẩn gây bệnh, không dư lượng hóa chất và thuốc kháng sinh đã cấm dùng. Do đó, để sản phẩm tôm sạch thì ngay từ lúc đầu cần thực hiện biện pháp đồng bộ bắt đầu khâu quản lý tới sản xuất tôm nguyên liệu, thu gom và chế biến tôm.
Tôm xuất khẩu
Ngành thủy sản cần tăng cường kiểm tra về kỹ thuật cũng như trang bị các phương tiện tiên tiến, hiện đại để kiểm tra chính xác và nhanh chóng để báo cáo các bệnh mà tôm mắc phải kịp thời hay các diễn biến về muôi trường nuôi, mức kháng sinh, mức tôm nhiễm hóa chất.
Phối hợp cùng với viện nghiên cứu, trường đạo tạo và trung tâm kiểm tra về chất lượng vệ sinh tôm thủy sản tổ chức các tập huấn về kiểm tra các bệnh trên tôm, kỹ thuật về kiểm nghiệm lượng hóa chất bằng các thiết bị hiện đại.
Quản lý môi trường nuôi tôm: Để có thể hạn chế được việc dùng thuốc phòng bệnh cho các con tôm thì trước hết tôm cần phải khỏe. Sức khỏe của con tôm đều phụ thuộc rất lớn vào môi trường. Nếu như nước sạch và không có những tác nhân gây ra bệnh thì tôm đáp ứng thỏa mãn điều kiện kỹ thuật, phát triển tốt, lớn nhanh, không mắc các dịch bệnh và cho năng suất vô cùng cao.
Nên tiến hành quy hoạch môi trường nuôi để tao ra cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ, chú ý đến hệ thống nước, xử lý được nước thải đảm bảo môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm, đưa ra các biện pháp có hiệu quả đối với vùng nuôi tôm có diện tích lớn. Tiến hành kiểm tra môi trường vùng nuôi thường xuyên, có được biện pháp về ngăn chặn điểm nuôi đang không chấp hành và tuân thủ biện pháp về bảo vệ môi trường ở vùng nuôi và tự nhiên.
Quy hoạch vùng nuôi thủy sản theo phương thức nuôi sạch, thực hiện các biện pháp xây dựng điểm xử lý, điểm thu gom các chất thải của quá trình về vét bùn để tẩy dọn dưới đấy ao … Có như thế thì mới có thể chấm dứt được tình trạng về thải nước từ ao ra nơi lấy nước cho cả vùng, nước thải chưa được xử lý sạch ra môi trường sống. Các dự án về nuôi tôm cần được phê duyệt, thực hiện theo các quy chế vê quản lý môi trường ở vùng nuôi chủ yếu, giữ môi trường sạch tự nhiên, tạo sản phẩm tôm sạch đạt tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.
Tiến hành kiểm tra các điểm cung cấp thức ăn, thuốc thủy sản, hóa chất và kiểm tra vùng nuôi, kiểm soát và vệ sinh thực phẩm tôm. Kiên quyết xử lý những trường hợp cất dấu và mua bán sản phẩm chứa hóa chất và các thuốc kháng sinh.
Tất cả loài tôm giống đều cần được kiểm định trước để có thể ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh trên con tôm. Kiên quyết không vận chuyển tôm giống từ vùng phát hiện có những mầm bệnh để phát tán ra vùng nuôi tôm khác.
Xem thêm: