Theo ông Hoàng Trọng Nguyên – Viện trưởng Viện KH CN nông nghiệp Asean, các đại gia Việt tham gia làm nông nghiệp chưa thực sự hướng đến vì quyền lợi của người tiêu dùng.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành vốn cho vay ưu đãi lãi suất thấp hơn từ 5.5-1.5%/năm so với lãi suất thông thường nhằm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hướng nền Nông nghiệp Việt phát triển bền vững, sánh vai với bạn bè quốc tế trong thời gian gần.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Trọng Nguyên nhận định làm nông nghiệp công nghệ cao là trong sản xuất, tổ chức bộ máy khoa học, tiết kiệm chi phí, tạo sự an nhàn cho lao động, sản phẩm đạt chất lượng cao, giá trị kinh tế đạt tối đa.
Thời giân gần đây, các đại gia bất động sản, tài chính ngân hàng mạnh tay chỉ cả tỷ USD vào đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo ông đánh giá, họ đã thực sự đi đúng hướng?
Ông Hoàng Trọng Nguyên: Tôi nhận thấy đa phần doanh nghiệp nhận ưu đãi từ Chính phủ mới tập trung trồng rau trong khi người tiêu dùng cần cả thịt, gà, bò, lợn, cá… Chưa có đơn vị nào tiến hành làm thật để người tiêu dùng được hưởng chất lượng thật của sản phẩm.
Những sản phẩm đó mới chỉ giúp một phần là người dùng không phải ăn thực phẩm bẩn nhưng hạn chế ở giá thành cao, vị không ngon như sản phẩm tự nhiên bởi máy móc, trang thiết bị phải nhập ngoại. Ngay cả phân bón vi sinh cũng nhập từ nước ngoài.
Đơn vị làm nông nghiệp để tạo hình ảnh, nâng giá trị tài sản ảo từ chính tiền thật của Nhà nước và vốn của ngân hàng cho vay. Khoản vốn đó một phần dành cho mua máy móc, thiết bị và thay thế lao động Việt.
Máy móc hiện đại giúp nâng cao năng suất nhưng chất lượng sản phẩm không ngon ngọt như tự nhiên. Chưa tính đến không cóa ai kiểm định được giá thành, hiệu quả của công nghệ máy móc mà người lao động đã mất việc làm, không còn đất sản xuất, tiền đền bù dễ gây tệ nạn khi không sử dụng hiệu quả.
Đầu tư nông nghiệp không cần vậy! Doanh nghiệp cần tạo ra bộ sản phẩm với quy trình độc lập, tự chủ, không phụ thuộc yếu tố nước ngoài, đặc biệt cần chú trọng chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế thay vì chú ý tới năng suất.
Làm nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta sẽ có thuận lợi và khó khăn gì thưa ông?
Ông Hoàng Trọng Nguyên: Chính phủ đưa ra gói kích cầu này nhưng thực tế nhiều đơn vị, cá nhân muốn tham gia làm nông nghiệp công nghệ cao chưa/khó tiếp cận được với ưu đãi đó. Đa phần vốn ưu đãi dành cho ông lớn có “quan hệ” còn doanh nghiệp làm thật hầu như không tiếp cận được. Hoặc may mắn tiếp cận được thì khi đến tay cũng chẳng còn được bao nhiêu để thực hiện dự án bởi pải lobby, chung chi cho quan hệ mới lấy được gói đó.
Chưa kể đến, khi làm thật, họ chưa nhận được ủng hộ của cơ quan chuyên trách địa bàn. Tôi đã chứng kiến doanh ngiệp làm thủ tục đăng ký tại cơ quan thú y Sóc Sơn gặp nhiều khó khăn, chờ rất lâu.
Muốn làm nông nghiệp cần tiền thật vì khi đó người làm mới chuyên tâm vào đẩy mạnh năng suất, chất lượng sản phẩm còn khi vừa làm vừa nghĩ việc trả nợ sẽ dẫn đến gian dối.
Đó có phải nguyên nhân chính khiến nông sản Việt chưa thể vươn tầm quốc tế?
Ông Hoàng Trọng Nguyên: Ngoài thực thế đã kể trên, chúng ta đã mất nhiều loại gen quý. Chúng nằm tại các kho nước ngoài. Các nhà khoa học như chúng tôi khi sang đó công tác, ngoại giao được để đưa gen quý về nhưng lại bị khó khăn ở hải quan cho đó là vật ngoại lai, để đủ thủ tục nhập rất khó khăn.
Theo ông liệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao Việt có thể cạnh tranh với đối thủ nước ngoài?
Ông Hoàng Trọng Nguyên: Tôi nghĩ, tương lai gần khó, thậm chí không cạnh tranh nổi vì nông nghiệp chúng ta nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự liên kết các khâu. Như chăn nuôi nhập đến 70% nguyên liệu nước ngoài; trồng trọng nhập phân bón, thuốc trừ sâu… nguy cơ rủi ro sẽ cao khi sản phẩm nhập ngoại chất lượng không đảm bảo.
Hầu như ít trang trại tự tạo thức ăn cho gia súc, gia cầm từ phế, phụ phẩm sau thu hoặc có sẵn. Ta nhập máy móc, nguyên vật liệu của họ về sản xuất đương nhiên giá thành sẽ cao hơn. Cùng đó, một só nông sản như rau khó bảo quản lâu nên càng khó hơn.
Do đó, nếu muốn cạnh tranh phải sản xuất nông nghiệp khép kín. Khi đó, giá bán ra thị trường, cao hơn thực phẩm bẩn từ 10-15% là có lãi. Nếu nhận ưu đãi từ Chính phủ, giá sẽ giảm hơn nhiều, từ 30-40%.
Ông có đề xuất nào giúp nền nông nghiệp công nghệ cao nước ta phát triển?
Ông Hoàng Trọng Nguyên: Theo tôi, cơ quan chức năng nên tổ chức hội thảo, định hướng thế nào là nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng quy trình từng bước cụ thể thực hiện theo tiêu chí độc lập, tự chủ, không phụ thuộc yếu tố nước ngoài.
Khi tận dụng ưu đãi thiên nhiên ban tặng nhằm bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng sạch, có giá trị kinh tế. Nên tổng rà soát số liệu dùng thực để sản xuất đủ dùng, tập trung vào công nghệ bảo quản, chế biến hàng hóa sau thu hoạch phcuj vụ xuất khẩu.
Xin cảm ơn ông!