- Nga hợp tác với Việt Nam sản xuất ô tô
- Ngành cơ khí chế tạo Việt Nam mãi không “chịu” phát triển
- Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam bị Thái Lan thâu tóm
Với những vật dụng bằng kim loại sau một quá trình sử dụng nó sẽ bị Oxi hóa (hay còn gọi là gỉ). Và đặc biệt, những công trình có kết cấu kim loại lớn như: dàn khoan dầu khí, dầm cầu, dầm nhà thép, kết cấu cột thép cao, hệ thống cửa đập thuỷ điện, cửa van cống, vỏ tàu… Quá trình này diễn ra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả kinh doanh, vậy làm cách làm để ngăn chặn quá trình này diễn ra?
Để ngăn cản việc Oxi hóa ở các vật dụng từ kim loại từ thời xa xưa người ta đã biết dùng một lớp bảo vệ (hay còn gọi là rào chắn) như sơn hay vôi trắng để cách ly bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với không khí. Tuy nhiên ngày nay phương pháp này chỉ được sử dụng ở quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thủ công. Đối với việc sản xuất và chế tạo công nghệ thép, hay những công trình xây dựng lớn người ta phải sử dụng đến phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Đây được xem như là phương pháp tiên tiến và hiện đại nhất, với những ưu điểm vượt trội như:
- Tiết kiệm chi phí: chi phí ban đầu bỏ ra có thể rất ít, không tốn chi phí nhiều lần, có giá trị lâu dài
- Lớp kẽm phủ lên bề mặt trở thành một phần của lớp thép mà nó bảo vệ
- Sản phẩm mạ kẽm có độ bền vượt trội, chống loại các va chạm trong quá trình vận chuyển và sử dụng (nhờ khả năng tự lành vết thương của kim loại kẽm)..
Nguyên lí quan trọng của quá trình này lớp phủ bảo vệ để cách ly bề mặt kim loại tiếp xúc với chất điện dung trong môi trường ngoài. Hai thuộc tích quan trọng nhất của lớp bảo vệ rào chắn là sự bám dính vào bề mặt kim loại nền và độ bền của lớp phủ, vì vậy “kẽm” là một chất kim loại phù hợp nhất. Với những ưu điểm vượt trội như tốc độ ăn mòn oxi hóa là từ 40-50g/m2/năm, thấp nhiều so với Thép 400-500g/m2/năm, đồng thời Zn mang địên thế + so với Fe trong quá trình ăn mòn điện hoá…), chi phí của việc dùng kẽm lại khá là rẻ.
Người ta sẽ phủ một lớp mỏng kim loại kẽm lên bề mặt kim loại, lớp kẽm này được tạo thành qua quá trình nhúng kim loại vào bể chứa kẽm nóng chảy, kim loại được nấu thành hợp kim với chất nền. Vì thế lớp kẽm mạ sẽ không bị tróc ra như khi dùng sơn, tạo ra lớp bảo vệ vĩnh cửu cho chất nền.
Tuy nhiên về nguyên tắc dù được tạo bằng phương pháp nào: mạ điện phân, mạ nhúng nóng, mạ phun thì yếu tố quyết định đến tuổi thọ lớp Zn bảo vệ là độ dày lớp Zn được phủ.
Sau khi lớp phủ kẽm khô đặc lại sẽ có hai chức năng chính:
– Thứ nhất là chức năng bảo vệ thụ động (passive protection), lúc này lớp mạ kẽm sẽ đóng chức năng như là một màng chắn oxi tiếp xúc với kim loại, giống như chức năng của các loại sơn khi được phủ lên bề mặt kim loại
– Chức năng thứ hai là bảo vệ chủ động (active protection) tức chức năng chống ăn mòn cathode (Cathodic protection), chức năng này có ở lớp phủ bảo vệ bằng mạ kẽm nhúng nóng (hot-dip galvanizing).
Kieutruc