Nguyên nhân khiến nông sản Việt gặp khó khi sang thị trường Trung Quốc đã được thương hội nước này chia sẻ chính bởi sự cạnh tranh.
Ý kiến trao đổi này được thể hiệ trong buổi Hội thảo xúc tiến thương mại, công nghệ và thu hút vốn phát triển HTXVN tổ chức ngày 18 tháng 5 vừa qua.
Cạnh tranh với hàng bản địa
Trong hội thảo có nội dung liên qua đến giải pháp xúc tiến thương mại cũng như tìm đầu ra, hướng phát triển thị trường cho các sản phẩm nông sản của Hợp tác xã.
Hội trưởng Thương hội xuất nhập khẩu hoa quả (China – Asean Bằng Tường) – ông Su De Mao chia sẻ về thị trường Trung Quốc tiềm năng với nông sản Việt, hàng năm tiêu thụ lượng rất lớn, trong đó chủ yếu là sản phẩm thanh long, xoài, dưa hấu.
Ông Mao cho hay, ba loại trái cây này thị trường Trung tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, mặt hàng nông sản dưa hấu Trung Quốc cũng trồng được nhưng mùa vụ vào thời điểm tháng 5 đến tháng 7. Còn dưa hấu Việt thì mùa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau. Do vậy, nếu trái vụ với Trung Quốc thì loại nông sản này chứa tiềm năng lớn để xuất sang thị trường Trung. Thế nhưng, Việt Nam vẫn cần phải nâng cao chất lượng của sản phẩm để đảm bảo chinh phục người tiêu dùng Trung.
Đại diện của Thương hội cũng cho biết, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu hơn 4 triệu tấn hoa quả các loại, ước tính khoảng 100 tỷ nhân dân tệ. Chỉ tại Bằng Tường chiếm 2.3 triệu tấn và Thương hội của ông Mao chiếm 80% lượng hoa quả nhập tại Bằng Tường.
Ông Mao cũng cho hay, hoa quả theo đường tiểu ngạch đang giảm chỉ chiếm 20%, còn lại là chính ngạch.
Thế nhưng mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu sang Trung Quốc khá bấp bênh. Nguyên nhân chính nằm ở sự cạnh tranh.Điển hình là dưa hấu, Việt Nam trồng thì Trung Quốc cũng trồng.Do đó, nếu đúng vào vụ mùa của Trung Quốc thì sản lượng xuất sang của Việt Nam sẽ tiêu thụ chậm. Nên người trồng nông sản và doanh nghiệp xuất của Việt Nam phải là người nắm rõ thông tin quy luật mùa vụ này để tránh.
Đồng thời, nếu muốn thị trường xuất khẩu ổn định, nông sản Việt cần xây dựng thương hiệu riêng, đảm bảo chất lượng để nâng sức cạnh tranh. Khi đó mới chinh phục người dùng Trung Quốc.
Liên kết để phát triển
Trong hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Mô hình liên kết, trao đổi qua lại giữa hợp tác xã trên toàn quốc được xem là biện pháp cạnh tranh hữu hiệu, nâng cao sức mạnh thương hiệu tập thể cho nông sản Việt.
Nhiều mô hình liên kết trên toàn quốc đã cho thấy hiệu quả của hoạt động hợp tác xã. Thông qua tổ chức này, có sự liên kết của người nông dân với đơn vị sản xuất, doanh nghiệp cùng hợp tác nâng cao sức mạnh tập thể đối phó với khó khăn, tránh thua lỗ nặng. Đồng thời thích nghi tình hình mới, đẩy mạnh chuỗi giá trị sản phẩm xuất khẩu.
Ở nước ta, hiện mô hình hợp tác xã hoạt động khá hiệu quả nhưng còn tồn tại không ít khó khăn về nhiều mặt như vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ…Những thảo luận trong hội thảo về giải pháp khắc phục khó khăn cũng được đề cập nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của mô hình hợp tác xã trên toàn quốc.