Đã đến lúc sống chung với hạn hán và xâm ngập mặn
(CAO) Nguồn tài nguyên nước đang bị lãng phí , nhiều công trình khai thác nước ngọt không ngăn được độ mặn trong nước và giữ được độ ngọt ổn định. Thế nên có phải lúc chúng ta đang sống chung với hạn mặn kéo dài.
Từ lãng phí tài nguyên nước
Trước thực trạng hạn mặn chưa từng có xảy ra, vừa qua Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL (NCBĐKH ĐBSCL, Đại học Cần Thơ) phối hợp với tổ chức Hanns Seidel Foundation (CHLB Đức) đã cùng nhau xây dựng hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm để tiết kiệm nước trong nông nghiệp nhất là đối với một số vùng đang bị ngập mặn, hạn hán nhằm đưa ra giải giáp để sống chung với hạn mặn kéo dài và sẽ còn tiếp diễn tác động xấu đến các tỉnh DBSCL. Nông nghiệp đang làm ngành chủ trọng chiếm hơn 70% lượng nước chính vì thế đứng trước khó khăn nhất là về nguồn nước thì các địa phương buộc phải tự lực được nguồn nước vốn có.
Báo cáo của các địa phương khu vực ĐBSCL, thời gian dài, người dân vùng sông nước lãng phí tài nguyên nước ngọt; chính quyền địa phương bất cập trong sử dụng nguồn nước, chất lượng nguồn nước ai đảm bảo…
Các địa phương cần sống chung với hạn mặn tránh thiệt hại
Đại diện tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang đưa ra một số vấn đề và có đóng góp thêm. Nhất là về việc giữa được nguồn nước chất lượng thì cần phải tính tới biện pháp tối ưu nhất hiện nay mặc dù tỷ lệ ngập mặt là hầu hết các quận huyện địa phương đều đã gặp phải. Ngành thủy lợi của khu vực Kiên Giang đưa ra dẫn chứng rằng tỉnh đóng đồng loạt 21 cống ngăn nước về từ thượng nguồn tứ giác Long Xuyên thì cả khu vực sẽ không thể chịu được do đang bị ô nhiễm mặn trầm trọng. Các đại biểu phản ánh , trong khi địa phương của vùng hạ nguồn cũng không tránh phải việc nhiễm mặn, hầu hết đang rất cần dự trữ ngọt ở thượng nguồn lại xây và tu sửa một số công trình ngăn lũ để làm lúa 3 vụ. Chính các công trình này đạp nguồn nước từ thượng nguồn Mê Kông xuống hạ nguồn chảy ra biển. Lượng nước thất thoát này rất lớn.
Tại Cà Mau, người dân lạm dụng nguồn nước ngầm để bù cho tình trạng khan hiếm nước ngọt dẫn đến nhiều tình trạng lún, sụt nguồn nước ngầm bị cạn kiệt và có nguy cơ bị ô nhiễm không thể sử dụng được lại. Hội thảo cũng đưa ra một số kết luận là khuyến cáo tìm ra phương pháp tối ưu về giống cây trồng phù hợp có thể chịu được mặn tốt hơn nhằm tránh nhiều diễn biến tiêu cực của hạn mặn kéo dài, nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến năng suất, biện pháp hiệu quả là trữ nước và tưới tiêu tiết kiệm để theo dõi những diễn biến thay đổi của hạn mặn.
Còn tiếp