Nước ta là một nước thuần nông nhưng một vấn đề đã nhiều năm chưa thể khắc phục mà còn được xem là “tử huyệt” của nền nông nghiệp đó chính là con giống. Chúng ta còn đang phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu cây, con giống. Nhiều hội thảo đã diễn ra để bàn về vấn đề tự chủ con giống nhưng chưa có kết quả cụ thể, vẫn chỉ là những tranh luận và đóng góp trên giấy tờ.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Loạn về giống
Vừa qua, tại một hội thảo về nông sản tổ chức tại TPHCM, một lãnh đạo Bộ Nông nghiệp đãnêu lên nguy cơ về mất thị trường xuất khẩu nông sản của nước ta không chỉ nằm ở vấn đề kỹ thuật mà các quốc gia nhập khẩu yêu cầu mà chính ở sự suy thoái của giống gây nên chất lượng sản phẩm giảm sút.
Hàng loạt các hội thảo về giống và chất lượng của nông sản đều nhận được những cảnh báo về tình hình con giống của nước ta.
Ngành mía đường là một ví dụ điển hình. Trong khi ngành này đang nỗ lực để Chính phủ duy trì thuế 5% với mặt hàng này sau 2018 để chuẩn bị cho vuệc cạnh tranh với các nước trong ASEAN, trong đó chủ yếu là Thái Lan. Giống là một khâu cản trở cạnh tranh của ngành này.
Hồi tháng 9 vừa qua, tại hội thảo về giống mía, ông Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện nghuên cứu mía đường Việt Nam (SRI) đã khẳng định không có quốc gia nào như chúng ta khi có quá nhiều giống mía nhập khẩu. Nhiều thời điểm, nước ta nhập 1.400 giống mía từ nước ngoài, con số cho thấy sự đi ngược dòng so với xu thế của thế giới.
Ông Đương đưa ra những dẫn chứng cụ thể như Thái Lan, một nước có thế mạnh về xuất khẩu đường chỉ tập trung vào một vài giống chủ lực (7 giống) và Úc chỉ có 10 giống; Trung Quốc có 10 giống và nước ta lên tới 62 giống nhưng không có giống nào chủ chốt. Do đó mà chữ đường (CCS) của mía nước ta luôn dưới 10.
Với ngành lúa cũng chẳng khác là bao. Thống kê từ Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT cho thấy, mỗi vụ ở ĐBSCL có tới 160 đến 200 giống lúa được gieo trồng. Đó là nguyên nhân gây giảm sút chất lượng lúa gạo của nước ta so với nhiều nước khác trong khu vực. Và gạo Việt chỉ nằm ở phân khúc hạng trung với giá thấp và thị trường xuất khẩu chính chỉ là Trung Quốc, các nước Châu Phi và khối ASEAN.
Đã nhiều hội thảo của các bộ, ban ngành về việc chọn giống chủ lực nhưng chưa đi đến kết quả cuối cùng. Bởi trong hàng trăm giống lúa ấy không có giống nào vượt trội về năng suất cũng như chất lượng để có thể chọn làm giống chủ lực.
Dẫn chứng về ngành mía đường và ngành lúa gạo đã nói lên tổng quan ngành nông nghiệp nức ta đang quá nhiều giống nhưng không có giống chủ chốt.
Hợp tác công – tư?
Thời gian gần đây, nhiều cuộc khởi nghiệp nông nhiệp thu hút đầu tư nhưng đa phần tập trung cho ra thành phẩm, chưa có dự án nào tập trung vào giống nông nghiệp.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp TPHCM cho hay, dù địa bàn thành phố có nhiều Viện, trường nhưng cũng không thấy những nghiên cứu mới về giống. Các doanh nghiệp thì chủ yếu nhập khẩu giống về bán chứ không tiến hành lai tạo hay sản xuất.
Con số 12/267 giống được sản xuất trong nước trên tổng số giống nhập khẩu cho thấy con số khiêm tốn của con giống trong nước.
Giáo sư Bùi Chí Bửu – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho hay, cần học hỏi từ mô hình thành công của các nước hơn là tranh luận. Ông cho hay, bởi tốn kém nên doanh nghiệp chỉ dám nhập cho chắc chứ không dám đầu tư. Còn phía Nhà nước thực hiện thì đa phần thua lỗ. Vậy nên chăng chúng ta nên kết hợp hợp tác công tư (PPP) – Nhà nước bắt tay cùng làm với doanh nghiệp. Mô hình này đang hiệu quả ở nhiều nước như Nhật, Hàn và nhất là người hàng xóm Thái Lan đã áp dụng hiệu quả để trở thành trung tâm giống lớn nhất khu vực.
GS Bửu thông tin, hiện Thái Lan đang đứng đầu ASEAN và thứ 3 Châu Á cũng như thứ 12 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu giống. Đó là kết quả của sự hợp tác nhịp nhàng công – tư. Đó là mô hình thế giới thành công thì Việt Nam sẽ thành công nên cần áp dụng càng sớm càng tốt.